Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 2
Lịch sử giá:
Thông tin:
Hạn sử dụng: 2025-12-31 00:00:00
Nội dung sách
Còn sống và bước đi trên mặt đất này là một phép lạ, nhưng hầu hết chúng ta lại chạy đi tìm hạnh phúc ở một nơi xa xôi nào đó như thể là có một nơi tốt đẹp hơn để đến vậy. Chúng ta mất rất nhiều thời gian để đi tìm hạnh phúc trong khi đó thế giới quanh ta tràn đầy những mầu nhiệm. Những vẻ đẹp của đất trời đang gọi ta từng ngày, từng giờ nhưng hiếm khi ta nghe được. Điều kiện căn bản để chúng ta có thể nghe và đáp lại những tiếng gọi ấy là sự tĩnh lặng. Nếu không có sự tĩnh lặng trong tự thân, nếu thân tâm ta đầy sự ồn ào, náo loạn thì ta không thể nghe được tiếng gọi của vẻ đẹp ấy. Có một đài radio đang hoạt động trong đầu ta, đó là đài NST (Non Stop Thinking) – đài suy nghĩ liên tục không ngừng. Tâm ta đầy tiếng ồn) vì vậy ta không thể nghe được tiếng gọi của sự sống, tiếng gọi của tình thương. Trái tim ta đang gọi ta mà ta không nghe thấy. Ta không có thời gian để lắng nghe trái tim mình.
Chánh niệm là sự thực tập làm cho những tiếng ồn trong mình yên lắng lại. Không có chánh niệm, chúng ta có thể bị nhiều thứ lôi kéo, chẳng hạn như những tiếc nuối, buồn phiền trong quá khứ. Ta hồi tưởng lại những ký ức, hồi tưởng lại những gì đã trải qua, để khổ đi khổ lại, để đau đi đau lại những niềm đau mà ta đã đi qua. Chúng ta rất dễ bị kẹt vào ngục tù của quá khứ. Chúng ta cũng có thể bị tương lai lôi kéo. Những người lo lắng, sợ hãi về tương lai cũng bị giam hãm trong tù ngục như những người bị quá khứ trói buộc. Sợ hãi, lo lắng, hoang mang ngăn cản ta, không cho ta nghe được tiếng gọi của hạnh phúc. Vì vậy, tương lai cũng trở thành ngục tù.
Dành cho
- Bất kỳ ai muốn dừng suy nghĩ về quá khứ và lo lắng về tương lai, để tập trung sống hạnh phúc ở hiện tại.
- Bất kỳ ai đang thực tập lắng nghe chính bản thân mình.
Về tác giả
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị thiền sư Việt Nam nổi tiếng toàn thế giới, đi tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa Phật giáo và truyền bá Phật giáo sang phương Tây. Thầy là người đưa ra khái niệm “đạo Bụt dấn thân” (Engaged Buddhism), nghĩa là mang tuệ giác đạo Phật vào đời sống hàng ngày và các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, môi trường, Trong đó, thầy đặc biệt chú trọng việc thực tập chánh niệm (mindfulness), mà thầy gọi là “trái tim của thiền tập”.
Thầy viết rất nhiều sách bằng tiếng Anh và tiếng Việt để đưa đạo Phật tới đông đảo quần chúng, không phân biệt màu da, quốc tịch, tôn giáo, tầng lớp. Cách diễn giải đạo Phật của thầy mang tính thực hành và khoa học hơn là tôn giáo, nên phù hợp với con người hiện đại với những vấn đề đặc thù của thời đại. Thầy còn có cả một dòng sách dành riêng cho trẻ em. Nhiều tác phẩm của thầy đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau và được bạn đọc thế giới yêu mến như Phép lạ của sự tỉnh thức, An lạc từng bước chân, Quyền lực đích thực, Giận. Thầy cũng thành lập nhiều tu viện cho tăng ni và thiền sinh tu tập tại Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Thái Lan. Với các nỗ lực hoạt động vì hòa bình, Thầy đã được chính nhà hoạt động nhân quyền, mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa bình năm 1967.
Nhờ thực tập theo các phương pháp của Thầy như thở chánh niệm, thiền đi, thiền buông thư, hàng triệu, hàng chục triệu người trên toàn thế giới, từ Đông sang Tây, từ tu sĩ đến tù nhân, đã tìm thấy niềm vui sống và ý nghĩa của cuộc đời. Thầy đích thực là một vị bồ tát của thời hiện đại và là niềm tự hào của Việt Nam.