Combo Hiện Thực Hóa Sự Nghiệp + Sức Mạnh Của Sự Khen Ngợi (Sách Kỹ Năng Sống - Kỹ Năng Làm Việc) - Tặng Bookmark
thumbnail
Phương Đông Books Selected
thumbnail
Zing Books Selected
thumbnail
Nha Sach Nguyet Linh Selected
thumbnail
Times Books Selected

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 0

Thông tin:

Combo Hiện Thực Hóa Sự Nghiệp + Sức Mạnh Của Sự Khen Ngợi (Sách Kỹ Năng Sống - Kỹ Năng Làm Việc) - Tặng Bookmark Phương Đông Books

1. Hiện Thực Hóa Sự Nghiệp

“Hãy tự tạo điều kiện thuận lợi cho mình, đừng phó mặc sự nghiệp của bạn cho may rủi”, đó là những câu từ mà Kenneth đã viết trong một cuốn sách sâu sắc và thiết thực một cách tuyệt vời.

Khi nói đến sự nghiệp, thực tế là nhiều người trong số chúng ta tin vào may rủi nhiều hơn mức cần thiết. Nó giống như việc chúng ta bước xuống một con thuyền để bắt đầu hành trình sự nghiệp rồi để con thuyền đó trôi nổi một cách vô định. Chúng ta xuôi theo dòng và có thể sẽ dừng chân ở nơi nào đó khiến bản thân hài lòng và thỏa mãn, thậm chí hưng phấn. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều đó không xảy ra.

Được viết nên từ chính trải nghiệm của Kenneth qua vô số cuộc hội thảo, buổi phỏng vấn và nói chuyện mà anh đã tiến hành, cuốn sách này dạy chúng ta cách “chèo thuyền”, hay nói cách khác là cách để chúng ta kiểm soát hành trình sự nghiệp của mình. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng: có quá nhiều rủi ro, những bất ổn, những ngã rẽ sai lầm, những cạm bẫy và cám dỗ dọc theo đường đi.

Một trong những câu hỏi cơ bản nhất mà ta phải đối mặt là ta đang tìm kiếm đích đến nào. Trên thực tế, ý tưởng của chúng ta về điều đó thường thay đổi theo thời gian và kinh nghiệm sống. Lí tưởng nhất, mục tiêu của chúng ta nên là tìm kiếm một khuynh hướng, một điều gì đó ta đam mê. Tất nhiên, chúng ta vẫn cần thời gian để tìm ra nó.

Nhưng không sao cả, như Kenneth nói, chúng ta không cần phải cuống cuồng lo sợ dù cho không biết mình đam mê điều gì. Câu trả lời ở ngay trong chính chúng ta.

Tất cả những gì chúng ta cần làm là tự hỏi bản thân những câu hỏi phù hợp và trả lời chúng một cách thành thực.

Chúng là những câu hỏi về khả năng, thành tích, mơ ước và cơ hội của chúng ta. Và chúng còn là về những ưu tiên cá nhân: sự nghiệp của chúng ta tuy quan trọng nhưng xét

cho cùng nó cũng chỉ là một phần của cuộc sống và cần phải được đánh giá, kiểm soát một cách hợp lí.

Nhưng để làm được tất cả những điều này, chúng ta cần một khuôn khổ, một sơ đồ tư duy, và đó chính là điều mà Kenneth đem đến trong cuốn sách này. Anh cũng đưa ra nhiều câu hỏi mà chúng ta phải tự hỏi bản thân mình.

Ở cuối mỗi chương sẽ có danh sách các câu hỏi và chúng ta phải suy ngẫm để trả lời.

Vì vậy, đây không chỉ là một cuốn sách thông thường, nó còn là một cuốn sổ làm việc thiết thực, thăm dò và thách thức ta đối diện với bản thân để xác định được nơi

mà ta thật sự muốn đến cũng như cách mà ta sẽ đi. Tôi và Kenneth hi vọng bạn sẽ có một cuộc hành trình thú vị và viên mãn.

2. Sức Mạnh Của Sự Khen Ngợi

“Khen ngợi thì có gì khó, chẳng phải dễ như trở bàn tay sao?”, trong mười người thì có đến chín người cho rằng khen ngợi là một việc quá đơn giản, chỉ cần nói vài câu tán dương là có thể khiến người ta vui như mở cờ trong bụng. Thế như “Tôi đã xem bảng tổng kết của cậu gửi sáng hôm qua, cậu thật vất vả, cảm ơn nhé! Nhưng trong bảng tổng kết ấy sao cậu không nhắc đến xx? Không dùng đến xx? Số liệu xx thu thập được ngày hôm kia cũng không thấy dùng?”

“Chẳng nhẽ bảng tổng kết tôi thức suốt đêm để làm không đáng một xu? Sếp bới lông tìm vết như vậy mới cảm thấy dễ chịu phải không?”, người nhân viên tự nguyện làm thêm giờ cuối cùng cũng bộc phát, lớn tiếng tranh cãi với cấp trên của mình.

“Hoạt động của ngày hôm qua rất thành công, nhưng lúc Hùng đưa ra bản kế hoạch tại sao lại không tính đến việc số người tham dự có thể sẽ giảm đi? Lúc Bảo chủ trì cuộc họp, lẽ nào không để ý thấy lãnh đạo XX ngồi sau cậu bị chắn tầm nhìn? “Vất vả khổ sở thế mà nhận được toàn là phê bình, gắng sức thế này làm cái gì?”

“Mình vốn nghĩ trước tiên sẽ biểu dương sau đó đưa ra ý kiến, nhưng ai ngờ lại hoàn toàn ngược lại, khiến cho cấp dưới cảm thấy không được thông cảm, lại cho rằng mình quá bới móc.”

“Bạn xử lí văn bản hồ sơ rất thành thạo, hay là giúp tôi làm một bảng thống kê nhé.” “Công việc của mình sao lại nhờ người khác làm thay chứ? Không có bản lĩnh thì đừng làm nữa!”

Vừa mở lời đã bị đánh một đòn phủ đầu.

Có rất nhiều ví dụ tương tự như vậy, rõ ràng là muốn khen ngợi người khác nhưng lại “biến thành” nghi ngờ, mỉa mai, phê bình và không coi trọng. Khen ngợi ơi là khen ngợi, sao tự nhiên lại khó như vậy? Con người đương nhiên đều thích nghe những lời tán dương, nhưng tâm lí con người lại rất phức tạp, không phải chỉ cần dành cho một lời khen là sẽ lập tức vui vẻ. Điều mà con người theo đuổi chính là sự tán thưởng có trí tuệ, sự khen tặng có nội dung cụ thể và ca ngợi ở mức độ cao. “Bảng tổng kết hôm qua cậu làm rất tuyệt, lại còn phải thức trắng đêm để đẩy nhanh tốc độ, thật là vất vả quá! Tôi đã xem rất kĩ rồi, nếu như có thể thêm vào xx và số liệu xx đã thu thập được ngày hôm kia thì càng tuyệt hơn.” Tán thành công việc của đối phương, rõ ràng là đã biểu thị sự biểu dương, sau đó lại khéo léo đưa ra kiến nghị sửa chữa, như vậy nhân viên sao có thể sa sầm mặt mày được. “Hoạt động ngày hôm qua rất thành công, tuy nhiên khi diễn ra hoạt động, kế hoạch đã phải thay đổi đôi chút do khâu tính toán số người đến dự chưa được cẩn thận, nhưng may mà kế hoạch tổ chức do Hùng làm rất tốt, rất tỉ mỉ, nên tất cả đều thuận lợi, có điều lần sau phải nhớ tính toán cẩn thận số người. Bảo chủ trì cuộc họp cũng rất duyên dáng hoạt bát, các vị khách mời đều rất hài lòng, chỉ có điều nên giảm bớt ngôn ngữ cơ thể và mật độ di chuyển, đặc biệt tránh chắn trước mặt người nghe khi trình bày vấn đề”. Vừa khen ngợi vừa ôn hòa đưa ra những kiến nghị thay đổi, cấp dưới sẽ cảm thấy được tán dương mà lại vẫn hiểu rõ những chỗ còn thiếu sót của mình. “Khả năng xử lí văn bản của cậu mọi người đều thấy rõ, hôm nay muốn học hỏi một chút, cậu chỉ cho tôi cách lập biểu bảng nhé, cảm ơn nhiều nhiều!”

Những cách nói như trên không phải là nhả ngọc phun châu nhưng cũng khiến cho người khác cảm thấy thật êm tai và vô cùng hài lòng. Những lời nói mang hàm ý giống nhau nhưng cách nói ra khác nhau, đương nhiên sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rất dễ tiếp thu. Khen ngợi càng cụ thể, càng kịp thời, càng đặc biệt thì hiệu quả của sự khen ngợi càng nổi bật, càng làm cho người được khen ngạc nhiên, xúc động. Đến khi bạn quen với việc người khác nhìn bạn bằng ánh mắt yêu mến, thân thiện, ngưỡng mộ, bạn sẽ đột nhiên cảnh giác: Con người hóa ra cũng chỉ là vậy, dù cho có lí trí cỡ nào cũng không ngăn được sự tấn công ngọt ngào của những lời dễ nghe. Cuốn sách này muốn chia sẻ cùng bạn làm thế nào để khéo léo sử dụng sức mạnh của sự khen ngợi, nâng cao kĩ năng giao tiếp và năng lực cạnh tranh của bản thân trên con đường sự nghiệp. Nắm bắt được những kĩ năng này và sử dụng chúng có hiệu quả, bạn sẽ lập tức trở thành người biết khen ngợi một cách thông minh, nhanh chóng xây dựng cho mình những nấc thang thành công, mở rộng các mối quan hệ, mọi việc đều thuận lợi