Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 0
Lịch sử giá:
Thông tin:
Combo Hiệu Năng Châm Ngôn Của Nhà Doanh Nghiệp + Hiện Thực Hóa Sự Nghiệp (Tặng Bookmark Phương Đông)
1.Hiệu Năng Châm Ngôn Của Nhà Doanh Nghiệp
Ai yêu sách hẳn không còn lạ gì với cái tên học giả Nguyễn Hiến Lê - một nhà văn, nhà giáo, tác giả, dịch giả của hàng trăm đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực như: Văn học, triết học, giáo dục, chính trị, kinh tế… Trong đó nhiều cuốn đã trở thành “Sách gối đầu giường” như Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống, Bảy Bước Đến Thành Công, Dạy Con Theo Lối Mới, Sử Ký Tư Mã Thiên, Bài Học Do Thái, Kinh Dịch…
Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh năm 1912, mất năm 1984, hưởng thọ 73 tuổi. Sẽ không ngoa khi gọi Nguyễn Hiến Lê là “tượng đài văn hoá”. Cả đời ông gần như dành trọn cho nghiệp viết. Trong hơn 30 năm cầm bút, ông đã xuất bản 120 bộ sách - con số gần gấp 1,5 lần tuổi đời của ông. Viết nhiều nhưng Nguyễn Hiến Lê lại vô cùng cẩn trọng và nghiêm túc. Năm 1968, khi dịch Chiến Tranh Và Hoà Bình, do tình hình chiến sự căng thẳng, ông đã chép tay trên giấy than thành 3 bản, một đưa cho nhà xuất bản, một cất ở nhà và một gửi về quê phòng khi thất lạc. Cũng vì cẩn trọng nên ông luôn ý thức được việc phải xin phép trước khi dịch tác phẩm. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê đã kể tỉ mỉ việc ông viết thư cho tác giả Dale Carnegie để xin dịch cuốn Đắc Nhân Tâm và trở thành người đầu tiên đưa tác phẩm giá trị này về Việt Nam. Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất mọi thời đại, luôn đứng đầu danh sách bán chạy nhất, được dịch sang hầu hết các thứ tiếng và có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời hàng triệu người trên thế giới. Bắt đầu xuất bản ở Việt Nam từ năm 1951, Đắc Nhân Tâm nhanh chóng gây chú ý và trở thành “hiện tượng” trong ngành xuất bản khi liên tục được tái bản.
Sức sống từ cuốn sách qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê đã ghi dấu ấn và có tầm ảnh hưởng lớn đến người đọc Việt bao thập kỷ qua. Bản thân cái tên “Đắc Nhân Tâm” là một sáng tạo đắt giá của Nguyễn Hiến Lê. Về sau các dịch giả khác đã dịch tác phẩm “How to win friends and Influence People” với những văn phong khác nhau nhưng vẫn đều sử dụng cái tên “Đắc Nhân Tâm” do Nguyễn Hiến Lê đặt bởi không có một cái tên nào khác có thể chuyển ngữ xuất sắc hơn.
Bên cạnh đó, phiên bản “Đắc Nhân Tâm” của Nguyễn Hiến Lê còn có thêm chương “Những bức thư màu nhiệm”, “Bảy lời khuyên để tăng hạnh phúc trong gia đình”, đặc biệt phần “Vài câu hỏi” được ông viết thêm vào cuối sách để độc giả có thể thực hành và tự tìm câu trả lời. Sau mỗi chương lại có phần tóm tắt để độc giả dễ hiểu, dễ thấm. Nguyễn Hiến Lê không phải là người duy nhất dịch “How to win friends and Influence People” nhưng bản dịch của ông được đánh giá là súc tích nhất, toàn diện nhất và sắc sảo nhất. Thế nên, trên các diễn đàn văn học, người đời vẫn truyền tai nhau: “Muốn thành công và hạnh phúc, hãy đọc Đắc Nhân Tâm, mà phải là Đắc Nhân Tâm của Nguyễn Hiến Lê”. Cái hay, cái khiến người đọc tâm đắc có lẽ ở chính cách sử dụng ngôn từ triết lý mà gần gũi của Nguyễn Hiến Lê. Để có được những giá trị ấy, không chỉ bởi Nguyễn Hiến Lê đã tiếp xúc với tác giả, truyền tải được đúng “linh hồn” của bản gốc mà ông còn thổi vào đó nhân sinh quan của chính mình - nhân sinh quan của một hiền tài, một nhà nho, một nhà giáo, một vị học giả đáng kính. Nguyễn Hiến Lê từng tự bạch: “Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi”. Và với những gì ông để lại cho cuộc đời, Nguyễn Hiến Lê xứng đáng là một nghệ sĩ lớn trong lòng người đọc bao thế hệ ngày trước, ngày nay và cả ngày sau.
Như một sự tri ân sâu sắc đến ông, tôi tin rằng BIZBooks sẽ “phục dựng” tủ sách Nguyễn Hiến Lê. Với mong muốn những cuốn sách có thể tiếp tục đồng hành cùng người Việt bao thế hệ, không chỉ với tinh thần của các tác giả thế giới mà còn với cốt cách của một Nguyễn Hiến Lê Việt Nam.
“Hiệu năng – châm ngôn của nhà doanh nghiệp” là cuốn sách quý cho các nhà doanh nghiệp tham khảo và học tập từ nhà thông thái Nguyễn Hiến Lê, mong rằng cuốn sách sẽ giúp ích một phần nào đó cho mọi người.
2.Hiện Thực Hóa Sự Nghiệp
“Hãy tự tạo điều kiện thuận lợi cho mình, đừng phó mặc sự nghiệp của bạn cho may rủi”, đó là những câu từ mà Kenneth đã viết trong một cuốn sách sâu sắc và thiết thực một cách tuyệt vời.
Khi nói đến sự nghiệp, thực tế là nhiều người trong số chúng ta tin vào may rủi nhiều hơn mức cần thiết. Nó giống như việc chúng ta bước xuống một con thuyền để bắt đầu hành trình sự nghiệp rồi để con thuyền đó trôi nổi một cách vô định. Chúng ta xuôi theo dòng và có thể sẽ dừng chân ở nơi nào đó khiến bản thân hài lòng và thỏa mãn, thậm chí hưng phấn. Nhưng trong nhiều trường hợp, điều đó không xảy ra.
Được viết nên từ chính trải nghiệm của Kenneth qua vô số cuộc hội thảo, buổi phỏng vấn và nói chuyện mà anh đã tiến hành, cuốn sách này dạy chúng ta cách “chèo thuyền”, hay nói cách khác là cách để chúng ta kiểm soát hành trình sự nghiệp của mình. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng: có quá nhiều rủi ro, những bất ổn, những ngã rẽ sai lầm, những cạm bẫy và cám dỗ dọc theo đường đi.
Một trong những câu hỏi cơ bản nhất mà ta phải đối mặt là ta đang tìm kiếm đích đến nào. Trên thực tế, ý tưởng của chúng ta về điều đó thường thay đổi theo thời gian và kinh nghiệm sống. Lí tưởng nhất, mục tiêu của chúng ta nên là tìm kiếm một khuynh hướng, một điều gì đó ta đam mê. Tất nhiên, chúng ta vẫn cần thời gian để tìm ra nó.
Nhưng không sao cả, như Kenneth nói, chúng ta không cần phải cuống cuồng lo sợ dù cho không biết mình đam mê điều gì. Câu trả lời ở ngay trong chính chúng ta.
Tất cả những gì chúng ta cần làm là tự hỏi bản thân những câu hỏi phù hợp và trả lời chúng một cách thành thực.
Chúng là những câu hỏi về khả năng, thành tích, mơ ước và cơ hội của chúng ta. Và chúng còn là về những ưu tiên cá nhân: sự nghiệp của chúng ta tuy quan trọng nhưng xét
cho cùng nó cũng chỉ là một phần của cuộc sống và cần phải được đánh giá, kiểm soát một cách hợp lí.
Nhưng để làm được tất cả những điều này, chúng ta cần một khuôn khổ, một sơ đồ tư duy, và đó chính là điều mà Kenneth đem đến trong cuốn sách này. Anh cũng đưa ra nhiều câu hỏi mà chúng ta phải tự hỏi bản thân mình.
Ở cuối mỗi chương sẽ có danh sách các câu hỏi và chúng ta phải suy ngẫm để trả lời.
Vì vậy, đây không chỉ là một cuốn sách thông thường, nó còn là một cuốn sổ làm việc thiết thực, thăm dò và thách thức ta đối diện với bản thân để xác định được nơi
mà ta thật sự muốn đến cũng như cách mà ta sẽ đi. Tôi và Kenneth hi vọng bạn sẽ có một cuộc hành trình thú vị và viên mãn.