Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 0
Lịch sử giá:
Thông tin:
Giới thiệu nội dung
Sài Gòn là vậy, hào sảng đón những người dân tứ xứ tụ về, rồi chính những con người lại khi sống gần nhau, lại làm nên bản sắc cho một địa danh. Nói "dân Ông Tạ đó!" là người ta nhớ tới khu chợ Bắc với những món đặc sản giò chả, mắm tôm, bún chả, nhớ bước chân vào Nam của người dân Bắc 54 cùng khát vọng sống và vươn lên mạnh mẽ, nhớ đại đồn Chí Hòa, những trại lính thời trước 75, những khu nghĩa địa với bao tin đồn hư hư thực thực, đặc biệt, đây là nơi quy tụ những văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. "Những người muôn năm ấy" có khi nay không còn, hoặc đã đi muôn phương, nhưng một thời họ là "dân Ông Tạ", góp phần tạo nét riêng cho vùng đất này. Ông Tạ là một phần của Sài Gòn một thuở. Có nhiều người trẻ Sài Gòn hôm nay vẫn còn nghe "ngã ba Ông Tạ", thế nhưng "Ông Tạ" thực ra là ai, vì sao được lấy tên đặt tên ngã ba, tên chợ thì nhiều người không rõ. Tác giả Cù Mai Công đã tìm gặp người cháu nội của Ông Tạ - lương y Nguyễn Văn Huệ để nghe kể về gốc tích câu chuyện. Lịch sử và xã hội một thời được thuật lại tỉ mỉ qua ngòi bút của tác giả vốn là nhà văn - nhà báo từng trải. Quyển sách đưa đến nhiều thông tin thú vị về sự hình thành và phát triển của khu Ông Tạ, quận Tân Bình, TP HCM. Là một cây bút giàu kinh nghiệm, một người con lớn lên ở khu Ông Tạ vào đúng giai đoạn lịch sử nhiều biến động, tác giả Cù Mai Công đã dành nhiều tâm huyết cho tác phẩm Sài Gòn Một Thuở "Dân Ông Tạ Đó!", góp một mảng màu độc đáo trong những tác phẩm về Sài Gòn.
Dành cho
- Những ai luôn nặng tình với mảnh đất và con người Sài Gòn.
- Những ai sinh ra và lớn lên ở khu Ông Tạ.
- Những ai muốn tìm hiểu về các địa danh xưa cũ nổi tiếng của Sài Gòn.