Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 0
Lịch sử giá:
Thông tin:
Combo 2 cuốn sách Kĩ Năng Làm Việc : Nhà Đầu Tư Thông Minh (Tái Bản 2020) + Năng Đoạn Kim Cương (Tái Bản)
1.Nhà Đầu Tư Thông Minh (Tái Bản 2020)
Tác Phẩm Kinh Điển Về Tư Vấn Đầu Tư
Là nhà tư vấn đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Benjamin Graham đã giảng dạy và truyền cảm hứng cho nhiều người trên khắp thế giới. Triết lý “đầu tư theo giá trị“ của Graham, bảo vệ nhà đầu tư khỏi những sai lầm lớn và dạy anh ta phát triển các chiến lược dài hạn, đã khiến Nhà đầu tư thông minh trở thành cẩm nang của thị trường chứng khoán kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1949.
Trải qua năm tháng, diễn biến thị trường đã chứng minh tính sáng suốt trong các chiến lược của Graham. Trong khi vẫn giữ lại toàn vẹn văn bản ban đầu của Graham, ấn phẩm tái bản này bổ sung thêm bình luận cập nhật của ký giả chuyên về tài chính nổi tiếng Jason Zweig. Cái nhìn của Zweig bao quát hiện thực của thị trường ngày nay, vạch ra sự tương tự giữa những ví dụ của Graham và các tít báo về tài chính hiện nay, giúp bạn đọc có sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn về cách thức áp dụng các nguyên tắc của Graham.
Sống động và cần thiết, Nhà đầu tư thông minh là cuốn sách quan trọng nhất mà bạn có dịp đọc về cách thức đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
2.Năng Đoạn Kim Cương (Tái Bản)
Cuốn sách này là một câu chuyện về tác giả đã xây dựng đơn vị kim cương lại tại Andin International như thế nào khi sử dụng những nguyên tắc được thu thập từ trí tuệ xưa cổ của Phật giáo, từ cái không có gì thành một hoạt động khắp thế giới sinh nhiều triệu đô la mỗi năm. Phần lớn những quyết định và chính sách trong đơn vị của Tác giả trong suốt thời gian tác giả giữ chức Phó Chủ tịch đều được suy động bỏi những nguyên tắc mà bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này.
Những nguyên tắc này là gì? Chúng ta có thể chia chúng làm ba.
Nguyên tắc thứ nhất là việc kinh doanh phải thành công: Tức là nó phải tạo ra tiền. Có một sự tin tưởng phổ biến tại Mỹ và tại các nước Phương Tây rằng thành đạt, làm ra tiền, một cách nào đó, là một sai lầm đối với những ai đang nỗ lực có một cuộc sống tâm linh. Trong Phật giáo, dù tiền bạc tự nó không phải là xấu, thực ra, một người có nhiều tiền bạc có thể làm được nhiều việc thiện trên đời này hơn là không có nó. Vấn đề chính là chúng ta làm ra tiền bằng cách nào, chúng ta có hiểu được tiền phát sinh từ đâu không và làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.
Nguyên tắc thứ hai là chúng ta nên hưởng thụ tiền bạc, tức là chúng ta cần phải học cách giữ cho tinh thần và thân thể của chúng ta được lành mạnh trong khi chúng ta làm ra tiền. Hoạt động tạo ra tài sản không được làm cho chúng ta quá mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần đến nỗi chúng ta không thể hưởng thụ được tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.
Nguyên tắc thứ ba là bạn phải quay nhìn lại cho được sự nghiệp kinh doanh của bạn, cuối cùng và thành thật mà nói rằng bao năm làm kinh doanh của bạn đã có một ý nghĩa nào đó.
Tóm lại, mục đích kinh doanh, hay của trí tuệ cổ Tây Tạng và thực ra là của mọi nỗ lực của con người, chính là làm cho chính chúng ta được phong phú - đạt được sự thịnh vượng, cả bên ngoài lẫn bên trong. Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ sự thịnh vượng này nếu như chúng ta giữ được một mức độ cao về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta phải tìm cách để làm cho sự thịnh vượng này có ý nghĩa theo một cách hiểu rộng hơn.
Mời các bạn đón đọc!