Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 0
Lịch sử giá:
Thông tin:
1. Bí Quyết Ra Quyết Định Dành Cho Lãnh Đạo
Ai là nhà lãnh đạo? Những tố chất một nhà lãnh đạo cần có là gì? Và làm sao để trở thành nhà lãnh đạo thành công?
Trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc trở thành một nhà lãnh đạo không khó, quan trọng là nhà lãnh đạo đó có giỏi để chiến thắng hay không. Là một nhà lãnh đạo, một trong những việc không thể nào thiếu đó là ra quyết định. Thực ra, ai cũng phải ra quyết định, dù là lớn hay nhỏ. Nhưng những quyết định của nhà lãnh đạo không chỉ liên quan đến một mình họ, mà có thể liên quan đến cả một công ty, một tập đoàn. Một quyết định sai lầm có thể lấy đi cơ hội làm việc, thậm chí là con đường sống của hàng trăm, hàng ngàn người đang trông chờ vào quyết định ấy.
Thương trường là một chiến trường, nếu bạn chậm trễ, cơ hội sẽ thuộc về người khác. Khi bạn là nhà lãnh đạo, có hàng trăm những vấn đề cần phải quyết định. Những câu hỏi mà ít nhiều bạn sẽ gặp như: Có nên tham gia vào lĩnh vực cạnh tranh với mảng kinh doanh sẵn có của công ty mình? Nên lựa chọn đối tác chiến lược như thế nào? Có nên đầu tư vào lĩnh vực mới? Thông thường, những người đi trước ít khi có thời gian để truyền tải cho bạn tất cả những kinh nghiệm mà họ có được, hoặc nếu có đi chăng nữa thì cũng sẽ không thực sự đủ cho một lượng kiến thức thực tế khổng lồ.
Thấu hiểu được điều này, Son Masayoshi - một cái tên lớn trong thế giới công nghệ, một nhà lãnh đạo tài năng với hoàn loạt những quyết định đúng đắn và khi trở thành một tỷ phú thành danh. Các bài giảng của Son Masayoshi tại Học viện Softbank đã cấu thành nên “Bí quyết ra quyết định cho nhà lãnh đạo”, cuốn sách như một món quà cho thế hệ những người đi sau.
Cuốn sách chỉ có hai phần với một cách trình bày dễ hiểu, dễ tiếp cận. Phần 1 mang tên “Bí quyết ra quyết định cho nhà lãnh đạo” gồm 30 câu hỏi là 30 tình huống khác nhau buộc nhà lãnh đạo phải đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt. Phần lớn trong số 30 câu hỏi của ông đều không có những lời giải thích hay đáp áp cụ thể. Người học sẽ được yêu cầu phải đưa ra “quyết định” một cách trực quan từ hai phương án lựa chọn. Bởi lẽ trong thế giới kinh doanh có rất nhiều trường hợp không cho phép bạn dự trù, do dự khi đưa ra những lựa chọn lớn lao. Và đồng thời, với một vấn đề cũng sẽ có những cách giải quyết khác nhau, điều quan trọng là bạn có đủ sức để thực hiện nó hay không thôi.
2. Năng Đoạn Kim Cương (Tái Bản 2018)
Cuốn sách này là một câu chuyện về tác giả đã xây dựng đơn vị kim cương lại tại Andin International như thế nào khi sử dụng những nguyên tắc được thu thập từ trí tuệ xưa cổ của Phật giáo, từ cái không có gì thành một hoạt động khắp thế giới sinh nhiều triệu đô la mỗi năm. Phần lớn những quyết định và chính sách trong đơn vị của Tác giả trong suốt thời gian tác giả giữ chức Phó Chủ tịch đều được suy động bỏi những nguyên tắc mà bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này.
Những nguyên tắc này là gì? Chúng ta có thể chia chúng làm ba.
Nguyên tắc thứ nhất là việc kinh doanh phải thành công: Tức là nó phải tạo ra tiền. Có một sự tin tưởng phổ biến tại Mỹ và tại các nước Phương Tây rằng thành đạt, làm ra tiền, một cách nào đó, là một sai lầm đối với những ai đang nỗ lực có một cuộc sống tâm linh. Trong Phật giáo, dù tiền bạc tự nó không phải là xấu, thực ra, một người có nhiều tiền bạc có thể làm được nhiều việc thiện trên đời này hơn là không có nó. Vấn đề chính là chúng ta làm ra tiền bằng cách nào, chúng ta có hiểu được tiền phát sinh từ đâu không và làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.
Nguyên tắc thứ hai là chúng ta nên hưởng thụ tiền bạc, tức là chúng ta cần phải học cách giữ cho tinh thần và thân thể của chúng ta được lành mạnh trong khi chúng ta làm ra tiền. Hoạt động tạo ra tài sản không được làm cho chúng ta quá mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần đến nỗi chúng ta không thể hưởng thụ được tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.
Nguyên tắc thứ ba là bạn phải quay nhìn lại cho được sự nghiệp kinh doanh của bạn, cuối cùng và thành thật mà nói rằng bao năm làm kinh doanh của bạn đã có một ý nghĩa nào đó.
Tóm lại, mục đích kinh doanh, hay của trí tuệ cổ Tây Tạng và thực ra là của mọi nỗ lực của con người, chính là làm cho chính chúng ta được phong phú - đạt được sự thịnh vượng, cả bên ngoài lẫn bên trong. Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ sự thịnh vượng này nếu như chúng ta giữ được một mức độ cao về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta phải tìm cách để làm cho sự thịnh vượng này có ý nghĩa theo một cách hiểu rộng hơn.
Mời các bạn đón đọc!