Sách nói: Vũ Trụ Trong Hạt Bụi

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 0

Thông tin:

Hạn sử dụng: 2024-12-31 00:00:00

Giới thiệu nội dung

Từ “Vũ trụ” hay “Kosmos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là trật tự, hài hòa. Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh Tây phương cho đến hiện đại. Vũ trụ về mặt vĩ mô là các hành tinh, các ngôi sao, cho đến các thiên hà, về mặt vi mô là thế giới của các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử. Tất cả chúng đều hiện hữu trật tự và hài hòa với nhau. Với Đông phương cũng có những quan niệm xưa cổ về vũ trụ, trong văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Nhưng nói về vũ trụ rộng nhất và sâu nhất là Kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao nhất của Phật giáo, được nói ngay sau khi Đức Phật giác ngộ. Nhưng trật tự hài hòa của vũ trụ Hoa Nghiêm còn sâu sắc hơn nữa, mở rộng hơn nữa, đến gần như vô tận. Một sự vật không chỉ trật tự hài hòa với tất cả các sự vật khác mà còn bao gồm tất cả các sự vật khác (nhiếp) và thâm nhập tất cả các sự vật khác (nhập). Điều này chỉ có thể xảy ra khi tất cả đều “vô ngại” với nhau, và vô ngại bởi vì đều là tánh Không. Như thế cho đến cảnh giới rốt ráo là “sự sự vô ngại” và “trùng trùng duyên khởi, trùng trùng vô tận”. Bởi vì cảnh giới sự sự vô ngại này ở khắp mọi không gian thời gian của vũ trụ, không nơi nào không có, không phút giây nào không hiện hữu, thế nên người ta có thể bắt gặp nó vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Rồi cứ thế đi sâu vào thực tại ấy như phẩm Nhập Pháp Giới của kinh diễn tả. Bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, người ta có thể bắt gặp Nó nơi một góc phố, nơi một chiếc lá nằm trên ghế đá công viên, nơi một đám mây lơ lửng trên thành phố chẳng ai để ý, nơi một âm thanh tình cờ buổi sáng, nơi khuôn mặt một người xa lạ, nơi một mảnh ngói bên lề đường, nơi một ngọn cỏ rung rinh theo gió… Đó là “Một là Tất Cả, Tất Cả là Một”.

Dành cho

- Những ai quan tâm tới tu tập
- Những ai quan tâm tới khái niệm vũ trụ trong đạo Phật
- Những người quan tâm tới đạo Phật nói chung