Bồ Công Anh - Kawabata Yasunari
thumbnail
Nhà Sách Netabooks Selected
thumbnail
Huy Hoang Bookstore Selected
thumbnail
Bamboo Books Selected
thumbnail
Times Books Selected
thumbnail
Nhà Sách Trẻ Online Selected
thumbnail
Minhhabooks Selected
thumbnail
Mhbooks Selected

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 48

Thông tin:

Bồ Công Anh - Kawabata Yasunari

Điên trong cõi yêu và yêu trong cõi điên thì có gì khác với nàng Inako, nhân vật trung tâm nhưng không bao giời hiển hiện tự thân trong Bồ Công Anh, người mắc chứng nhân thể khuyết thị đã bao lần không nhìn thấy thân thể người yêu dù được anh ôm trong vòng tay.

[]

Kawabata đã biến chứng nhân thể khuyết thị đó từ bệnh lí sang triết lí. Nói như người yêu của Inako thì: "Chứng nhân thể khuyết thị chẳng phải là căn bệnh mà không nhìn thấy phần nào đó của mình, không nhìn thấy phần nào đó của người mình yêu thương, không nhìn thấy phần nào đó của cuộc đời sao?"

"Ai mà như em ôi bồ công anh
tan trong chiều đông long lanh long lanh
gió giục rung mình em ánh sáng
em rơi từ thiên thanh
Khi tiếng chuông chùa ngân nga
thiên nữ nghiêng mình bay tán hoa
bàn tay sinh tử xui em múa
em tung mình trong phôi pha."

(Thơ Nhật Chiêu)

Hiện lên rõ nét nhất trong tác phẩm là bi cảm nhân sinh.

Câu chuyện miên man, buồn bã giữa người mẹ và chàng trai trước cái đẹp bị tổn thương, về một nhân vật không xuất hiện trực tiếp - một cô gái gần như vô hình vô tiếng trong tác phẩm nhưng người đọc cảm được sự tồn tại của cô qua tình yêu của người mẹ, của chàng trai, và qua tiếng chuông chùa cô gióng lê

Trích lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu.

BỒ CÔNG ANH được đánh giá ngang tầm với Hồ, Những người đẹp ngủ say… dù chỉ là một tác phẩm hãy còn dang dở.
_____ 

VỀ TÁC GIẢ: KAWABATA YASUNARI (1899 – 1972) từ năm 1935 đã hoạt động với tư cách một tác giả kiêm nhà phê bình văn học tràn trề năng lượng. Cho đến khi được xướng tên là chủ nhân giải Nobel văn học năm 1968, Kawabata đã viết nên những tác phẩm nổi tiếng như: Xứ tuyết (1935), Ngàn cánh hạc (1949), Hồ (1954), Những người đẹp ngủ say (1960), Đẹp và buồn (1961) và hơn một trăm truyện ngắn trong lòng bàn tay… Có thể nói, ông đã để lại một di sản đồ sộ không chỉ dành riêng cho văn chương Nhật Bản mà cho cả thế giới.