Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 1
Lịch sử giá:
Thông tin:
Dữ Liệu Lớn Cho Doanh Nghiệp Nhỏ For Dummies
------------
Ngày nay, gần như tất cả mọi việc chúng ta làm đều để lại dấu vết trong không gian số. Nếu mua cuốn sách này trên mạng, bạn đã để lại sau lưng một vết chân số, từ lúc truy cập vào website của nhà bán lẻ trực tuyến cho tới khi thực hiện giao dịch. Ngay cả khi bạn đích thân tới cửa hàng vật lý để mua sách và thanh toán bằng tiền mặt, thì vẫn có khả năng hình thành một vết chân số từ các hoạt động của bạn, bao gồm các thước phim CCTV (truyền hình mạch kín, hay camera quan sát) và dữ liệu về vị trí từ điện thoại di động của bạn.
Có thể tóm tắt về những dấu vết số này trong một cụm từ ngắn gọn: dữ liệu lớn. Dữ liệu lớn chỉ khả năng thu thập và phân tích những khối lượng dữ liệu khổng lồ mà thế giới đang tạo ra ngày nay. Khả năng kiểm soát và triển khai những khối lượng dữ liệu ngày càng phình to này đã và đang biến đổi hoàn toàn khả năng của chúng ta trong việc tìm hiểu về thế giới – từ dịch vụ chăm sóc y tế và khoa học cho đến cách thức quản lý các thành phố và quốc gia. Và dĩ nhiên, nó cũng biến đổi cách thức chúng ta kinh doanh nữa.
Dữ liệu là một nguồn lực rất quan trọng trong kinh doanh hiện nay. Nó được tạo ra tại mọi thời điểm, trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, cũng như ở mọi điểm tiếp xúc của doanh nghiệp với khách hàng và các bên liên quan. Khối dữ liệu này ngày càng phức tạp đến mức được gọi là “dữ liệu lớn”. Đây là con át chủ bài của những tập đoàn lớn nhằm giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ lại chưa thể làm chủ nguồn lực này và áp dụng nó vào hoạt động kinh doanh. Cuốn sách Dữ liệu lớn cho doanh nghiệp nhỏ for dummies là một bản hướng dẫn vô cùng đầy đủ giúp các nhà lãnh đạo, quản lý hiểu được khái niệm dữ liệu lớn và cách áp dụng công cụ này nhằm mang đến thành công cho doanh nghiệp nhỏ của mình.
Trích dẫn hay
Xây dựng góc nhìn 3600 về khách hàng
Đây là một trong những ứng dụng quan trọng nhất và được quảng bá nhiều nhất của dữ liệu lớn hiện nay. Các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu lớn để tìm hiểu rõ hơn về khách hàng và các hành vi cũng như sở thích của họ. Doanh nghiệp có thể xây dựng được sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng – đâu là động lực của họ, vì sao họ mua, họ thích mua hàng theo cách nào, vì sao họ chuyển sang thương hiệu khác, họ sẽ mua gì tiếp theo, và điều gì khiến họ giới thiệu một thương hiệu cho những người khác. Các doanh nghiệp cũng có thể tương tác tốt hơn và gần gũi hơn với khách hàng bằng cách phân tích thông tin phản hồi của họ để cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Để có được bức tranh hoàn chỉnh hơn về khách hàng, có thể bạn sẽ phải kết hợp giữa dữ liệu nội bộ truyền thống với dữ liệu trên mạng xã hội, dữ liệu lưu trữ trên các trình duyệt web, những phân tích về văn bản, và dữ liệu cảm biến (tôi sẽ bàn kỹ hơn về những loại dữ liệu khác nhau ở các chương 4 và 5). Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tận dụng những tập dữ liệu lớn được cung cấp công khai để rút ra những phát hiện sâu sắc hơn về khách hàng của mình.
Hiện nay ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề đều xuất hiện những công ty thu thập dữ liệu hoặc trung tâm thông tin chuyên cung cấp dịch vụ dữ liệu cho các doanh nghiệp nhỏ. Một ví dụ là F, công ty cung cấp dữ liệu về địa điểm nhằm giúp các doanh nghiệp phục vụ khách hàng của họ tốt hơn thông qua những trải nghiệm và gợi ý ở cấp độ cá nhân hóa cao hơn. Ngoài ra còn có những dịch vụ và công cụ khác giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện những phép thử để xác định xem kết quả thu về có xứng đáng với những gì họ phải đầu tư không. Chẳng hạn, Silverpop (đã được IBM mua lại), Adestra và Marketo đều là những công ty chuyên cung cấp các giải pháp marketing tự động dựa trên dữ liệu – có thể là dữ liệu của chính doanh nghiệp, dữ liệu mua trên thị trường, hay lấy từ các thông tin công khai.
Các cửa hàng bán đồ ăn đã nhanh chóng tề tựu trên nền tảng gọi đồ về nhà của Just Eat và Hungry House – đây là nền tảng cho phép khách hàng gọi món trực tiếp từ điện thoại thông minh và được giao hàng đến tận nhà. Hàng nghìn nhà hàng đăng ký sử dụng nền tảngnày đều có quyền truy cập vào kho dữ liệu có thể cung cấp cho họ những thông tin như khách hàng thường gọi món gì, họ thích gọi đồ ăn vào ngày nào trong tuần, và họ còn hay lui tới các nhà hàng nào khác trong vùng. Chủ sở hữu các nhà hàng có thể sử dụng dữ liệu này nhằm tìm ra địa điểm tối ưu để mở cửa hàng cũng như để lên lịch trình cho các chương trình khuyến mãi và điều chỉnh thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của thực khách. Họ cũng được tiếp cận với nhiều thông số đo lường giá trị, chẳng hạn thực khách sống cách cửa hàng của họ trung bình bao xa, họ chi tiêu bao nhiêu cho việc ăn uống, và thích ăn vào thời điểm nào trong ngày. Nền tảng du lịch TripA cũng cung cấp các dịch vụ dữ liệu tương tự cho chủ sở hữu các khách sạn, nhà hàng, và các công ty giải trí (thuộc đủ mọi quy mô lớn nhỏ khác nhau).