Bỉ Vỏ - Ấn Bản Giới Hạn - Bìa Da Microfiber
thumbnail
Nhà Sách Fahasa Selected

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 0

Thông tin:

Bỉ Vỏ - Ấn Bản Giới Hạn - Bìa Da Microfiber

Tiểu thuyết Bỉ vỏ được Nguyên Hồng viết đi viết lại ít nhất năm lần, hoàn thành vào ngày 26 tháng 4 năm 1937 và giành được giải thưởng văn chương của Tự Lực Văn Đoàn. Lúc đó, nhà văn mới mười chín tuổi. Ở cái tuổi còn non nớt nhưng đã chịu nhiều ghẻ lạnh và sớm sống đời bươn chải, Nguyên Hồng khi ấy vào tù ra tội và tiếp xúc với mọi hạng người cùng khổ trong xã hội. Chính trải nghiệm đã cung cấp những chất liệu đầu tiên cho sáng tác của ông.

Bỉ vỏ kể câu chuyện cuộc đời Tám-Bính, một gái quê với tâm hồn trong sáng và hướng thiện, từng bước bị xã hội đương thời dìm xuống trong đau khổ và khinh khi, bẻ gãy nhân cách cho đến ngày không còn có thể cứu vãn. Dù được viết khi tác giả còn rất trẻ, chưa thực sự hoàn hảo trong cách xử lý câu chuyện và nhân vật, nhưng Bỉ vỏ đã thành công với việc phơi bày hiện thực xã hội đầy nghiệt ngã và sớm báo hiệu một tài năng văn chương trong tương lai không xa. Dẫu cho tác phẩm mang cái kết bi kịch tận cùng, người đọc vẫn có thể nhận ra tấm lòng nhân hậu và niềm tin của tác giả vào con người qua những trang viết ấy. Hẳn như Nguyên Hồng đã viết, Bỉ vỏ là “một cái gì tinh khiết của hồn, xác tôi cho cõi đời mà tôi yêu mến!”

Ở lần xuất bản này, Đông A giới thiệu đến bạn đọc ấn phẩm Bỉ vỏ, với phần nội dung được in lại từ bản in lần đầu năm 1938 của nhà xuất bản Đời Nay và phần minh họa gồm 12 bức của họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ. Sử dụng phong cách của trường phái nghệ thuật Ngây thơ (Naïve Art), tác phẩm của Hoàng Phượng Vỹ thường được đặc trưng bởi sự đơn giản, bộc trực, như trẻ thơ. Ông loại bỏ các quy tắc phối cảnh truyền thống, sử dụng màu sắc mạnh mẽ, đôi khi tương phản gắt gao, để biểu đạt một trạng thái hiện thực không phải như nó được nhìn thấy, mà là hiện thực như họa sĩ cảm thấy. Ở bộ minh họa Bỉ vỏ, đôi chỗ Hoàng Phượng Vỹ sử dụng những ẩn dụ tinh tế, đậm chất Việt Nam, thể hiện không chỉ sự tiếp nhận và kết nối của họa sĩ đối với văn bản ông minh họa, mà còn cho thấy rõ mối quan tâm của ông đối với các tác phẩm văn học nói chung.