Combo Triết Lý Của Người Lười Biếng + Triết Lý Của Người Giàu Sang

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 1

Thông tin:

Luôn biết cách tiết kiệm thời gian, tập trung toàn lực vào mục tiêu, có khả năng sáng tạ xem ra sự lười biếng cũng có những ích lợi riêng để phục vụ những người lười biếng.

Người lười biếng không bao giờ vội vàng để hoàn thành bất cứ việc gì. Với họ, sự phân tâm sẽ giết chết mục tiêu và họ không bao giờ để cho mình phân tâm vì áp lực thời gian hay tâm lý. Họ quan niệm rằng: Đích đến đã ở phía trước, cứ đủng đỉnh mà leo lên thôi, hấp tấp vội vàng sẽ chỉ dẫn đến sai lầm và thất bại không đáng có.

Dù không muốn thừa nhận nhưng có những thời điểm trong cuộc sống mà chúng ta trở nên lười biếng. Việc tập trung cao độ vào bất cứ mục tiêu nào với toàn bộ thời gian là điều không thể. Tất cả mọi người đều có thời điểm lười biếng nhất định.

Nhiều người mặc định sự trì hoãn chính là lười biếng và đây là một thói quen xấu. Nhưng thực tế liệu có đúng như vậy?

Dưới đây 1980Books xin giới thiệu đến bạn đọc bộ combo 2 cuốn sách sau:

1. TRIẾT LÍ CỦA NGƯỜI LƯỜI BIẾNG

Chắc hẳn đôi lúc bạn sẽ nghe ba mẹ nói vậy khi đang mải mê đắm chìm trong trò chơi nào đó. Hoặc cũng có thể bạn sẽ nghe được những lời này từ một người bạn cùng phòng khi bản thân đang nằm dài trên ghế sô pha, tay cầm điện thoại lướt Instagram. Hoặc đơn giản đây là lời bạn tự nhủ với chính mình vào những ngày bạn chẳng làm gì. Nhưng lười biếng có gì xấu đến vậy? Chẳng lẽ lúc nào bạn cũng phải thể hiện mình là người hữu dụng sao?

Trái ngược lại với văn hóa phát huy hết hiệu suất làm việc của chúng ta, Alison Suen cảm thấy thật nực cười khi chúng ta luôn chỉ trích kẻ lười biếng – những cá nhân chỉ làm cho qua chuyện để được yên thân. Bà đưa ra phân loại những kiểu chỉ trích người lười biếng thường thấy, và biện luận rằng những đánh giá trên sai, hoặc là tiền đề của những đánh giá đó có vấn đề. Tuy cuốn sách này bào chữa cho sự lười biếng, nhưng nó không hề bênh vực lối sống lười biếng và nâng tầm nó lên thành chìa khóa hướng đến điều gì đó tốt đẹp hơn (như bước tiến mới của văn hóa hay sự tự giác ngộ bản thân gì đó), như một vài học giả vẫn nói.

Trên thực tế, Suen chỉ đề cập đến việc lười biếng thể hiện độc đáo vì nó chẳng phục vụ mục đích cao cả nào. Và đây hoàn toàn không phải là sự phản đối có toan tính đối với những bất công trong xã hội, cũng chẳng phải con đường đi đến tự do ý chí nào cả. Người lười biếng chẳng qua chỉ lười biếng mà thôi. Bằng việc nghiên cứu văn hóa phát huy hiệu suất làm việc, Suen đã nhận định một thực tế rằng đôi khi lười biếng không hề xấu, vậy thôi.

2. TRIẾT LÍ CỦA NGƯỜI GIÀU SANG

Họ cho rằng muốn kiếm được nhiều tiền thì phải bóc lột người khác, và cách tốt nhất để rửa sạch vết nhơ đã gây ra là hãy cho đi thật nhiều.

Trong cuốn sách “Triết lí của người giàu sang”, Jason Brennan sẽ chứng minh cho chúng ta thấy những nhận định của các nhà đạo đức học này là hoàn toàn sai lầm. Theo ông, nhìn chung thì càng kiếm được nhiều tiền, bạn càng làm được nhiều việc hơn cho người khác, và ngay cả một người làm công ăn lương trung bình cũng đang tích cực “đáp lại” xã hội chỉ bằng cách làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, sự giàu có mang lại cho chúng ta sự tự do, trao cho chúng ta cơ hội tốt nhất để sống một cuộc đời đích thực.

Brennan cũng chứng minh cho chúng ta thấy các xã hội lấy tiền bạc làm quy chuẩn đã tạo ra những công dân thân thiện hơn, đáng tin cậy hơn và có thiện chí hợp tác hơn như thế nào. Và trong một chương khác đặt trọng tâm vào các nhà sử học về chủ nghĩa tư bản, Brennan lập luận rằng sở dĩ các quốc gia giàu có là nhờ các thể chế lành mạnh của họ, chứ không phải do áp dụng chế độ nô lệ hoặc chủ nghĩa thực dân trong suốt chiều dài lịch sử.