Bàn Về Linh Hồn - Peri Psychēs - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển
thumbnail
Nhà Sách Fahasa Selected
thumbnail
Sách Đại Nam Selected

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 0

Thông tin:

Bàn Về Linh Hồn - Peri Psychēs - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển

“Bàn Về Linh Hồn” của Aristotle luận giải sự quan hệ mật thiết giữa linh hồn và cơ thể, trái với quan niệm cho rằng linh hồn tách bạch với cơ thể hay linh hồn điều khiển cơ thể. Aristotle cho rằng linh hồn và vật chất có mối quan hệ tương quan với nhau, hay có thể nói là linh hồn sao thì vật chất vậy và ngược lại.

Aristotle thực hiện một sự phân loại các khía cạnh biểu hiện khác nhau của linh hồn bao gồm các giác quan, tâm trí, ý niệm, trí tuệ… và cách linh hồn tương tác với cuộc sống.

Chúng ta cũng phải cân nhắc tới việc liệu linh hồn có thể phân chia được, hay không thể chia tách thành các phần, và liệu nó có đồng nhất ở mọi nơi hay không, và nếu không đồng nhất, thì liệu các dạng thức của nó sẽ khác nhau một cách cụ thể, hay khác nhau ở dạng nguyên thể: cho tới nay những người đã và đang thảo luận và nghiên cứu linh hồn dường như giới hạn bản thân họ trong khuôn khổ linh hồn con người. Chúng ta phải cẩn thận để không bỏ qua câu hỏi liệu linh hồn có thể được định nghĩa trong một công thức duy nhất rõ ràng, như trường hợp của động vật, hay liệu chúng ta không được đưa ra một công thức riêng biệt cho từng thứ, như cách chúng ta làm với ngựa, chó, con người, thần thá

Quyển I, chương 1

Trước tiên chúng ta phải xem xét tới dinh dưỡng và sinh sản, vì linh hồn nuôi dưỡng (dưỡng hồn) được tìm thấy cùng với tất cả các dạng linh hồn khác và là năng lực khởi nguồn nhất của linh hồn được phân bố rộng rãi, thực tế cái gì có nó đều được nói là có sự sống. Dưỡng hồn tự bộc lộ qua các hoạt động sinh sản và sử dụng thức ăn - sinh sản, tôi nhắc đến, bởi bất kỳ sinh vật sống nào khi đạt đến ngưỡng tăng trưởng bình thường của nó mà không bị tổn hại, và những sinh vật mà cách thức sinh sản của chúng không phải là tự phát, hành động tự nhiên nhất là tạo ra một sinh vật giống chính nó, động vật tạo ra động vật, thực vật tạo ra thực vật, theo cách đó, chừng nào bản nhiên của nó cho phép, nó có thể trở nên bất diệt và linh thiêng. Đó là mục tiêu mà tất cả mọi thứ đấu tranh để giành lấy, vì bất kỳ mục đích gì chúng làm mà bản nhiên của chúng có thể thực hiện.

Quyển II, chương 4