Các Đế Chế Ngôn Từ Lịch Sử Thế Giới Từ Góc Nhìn Ngôn Ngữ
thumbnail
Tiki Trading Selected
thumbnail
Nhà Sách Trẻ Online Selected
thumbnail
Times Books Selected
thumbnail
Tiệm Sách Hoa Hồng Selected
thumbnail
Vbooks Selected

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 45

Thông tin:

“Các đế chế ngôn từ” là một trong số rất ít các công trình bàn về lịch sử bao quát của các ngôn ngữ trên thế giới, thông qua đó giúp chúng ta hình dung về lịch sử loài người dưới góc nhìn của ngôn ngữ. Cuốn sách khảo sát các ngôn ngữ lớn trên thế giới, những ngôn ngữ có khả năng lan truyền mạnh và đã được sử dụng trên các khu vực rộng lớn.

Cuốn sách này được ra mắt công chúng lần đầu vào năm 2005 tại Anh Quốc, từng được nhận lời khen ngợi từ các tờ báo danh tiếng như The Independent, The Guardian, Kirkus review, Washington Post, Boston magazine, Chicago Tribune, và Los Angeles Times Book Review.

Tác giả Nicholas Ostler là học trò của nhà Ngôn ngữ học lừng danh Noam Chomsky. Từ trước đến nay, ông đã nghiên cứu chuyên sâu về tổng cộng 26 ngôn ngữ trên thế giới. Ông có bằng ngôn ngữ học của Đại học Oxford và MIT.

Nội dung chính của cuốn sách được chia thành 4 phần, 14 chương, với 2 nội dung chính:

1. Vẽ ra một bản đồ của những ngôn ngữ đang được sử dụng trên khắp thế giới, chỉ ra cội nguồn và mối quan hệ giữa chúng.

2. Nói về sự "trỗi dậy" và "suy tàn" của những ngôn ngữ thông dụng (lingua francas), như tiếng Hy Lạp, La Tinh, và nguyên nhân của những thăng trầm đó.

Tác giả Ostler lập luận rằng các đặc điểm ngôn ngữ thực sự tạo ra sự khác biệt, với mục tiêu lý giải nguyên nhân khiến một ngôn ngữ trở nên quan trọng, có thể lan truyền xa và tồn tại lâu dài. Đồng thời, ông bàn về mối liên hệ giữa ngôn ngữ với chính trị, tôn giáo, thương mại, xã hội, văn hóa… Ông so sánh các ngôn ngữ ở cấp độ vĩ mô dựa trên các khía cạnh lịch sử nhiều hơn là đi chi tiết vào các vấn đề chính thể của ngôn ngữ như ngữ pháp hay âm vị học.

Trong sách, tác giả xem xét đến tiếng Akkad, tiếng Aramaic và tiếng Ả Rập, những ngôn ngữ Semitic Tây nối tiếp nhau trong các nền văn minh và đế chế ở Trung Đông, xem xét song song tiếng Trung Quốc và tiếng Ai Cập, như phương tiện của các truyền thống văn hóa có uy tín to lớn. Ngoài ra, sách cũng bàn về tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp, tiếng Celt, tiếng La Mã, tiếng Đức,

Hai chương ngắn chuyển tiếp giữa phần I và phần 2 của sách lần lượt nói về lần cáo chung thứ nhất và thứ hai của tiếng Latin: khi nó không còn độc quyền ở châu Âu trong học thuật và khi nó chỉ còn trong kinh sách và không được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.

Trong thời kỳ hiện đại, tác giả bàn về tiếng Tây Ban Nha ở Tân Thế giới, về tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp và tiếng Nga, như một sự tương phản với lịch sử của tiếng Anh.

Sách khép lại với khảo sát về 20 ngôn ngữ hàng đầu, đồng thời tóm tắt về quá khứ, hiện tại và các yếu tố tiềm năng trong tương lai ảnh hưởng đến sự lan truyền của các ngôn ngữ.

Điểm thú vị của sách nằm ở việc bàn luận về lịch sử ngôn ngữ của nhân loại dưới góc nhìn bao quát hơn, gồm cả lịch sử cụ thể của các ngôn ngữ riêng lẻ và mối quan hệ giữa các ngôn ngữ với nhau, cũng như sự liên kết giữa ngôn ngữ và lịch sử loài người.

Cuốn sách rất phù hợp cho những độc giả muốn có một cái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển và thăng trầm của những ngôn ngữ lớn trên toàn thế giới, hay muốn biết về nguồn gốc xuất xứ - mối quan hệ "họ hàng" của những ngôn ngữ thông dụng như Anh - Trung - Tây Ban Nha.

Bìa sách sử dụng hình ảnh Tháp Babel là một huyền thoại trong Kinh Thánh, nhằm giải thích về sự bất đồng ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới.