Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 0
Lịch sử giá:
Thông tin:
Văn Hóa Phong Tục
Từ nhiều thế kỷ trước, trong lời tuyên cáo sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã tự hào “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Sau này trong lời hịch kêu gọi đánh giặc Thanh, người anh hùng Nguyễn Huệ cũng hào sảng tuyên bố mục đích của cuộc chiến đấu là “Đánh cho để tóc dài/ Đánh cho để răng đen” ý là đánh giặc để giữ gìn phong tục, tập quán nghìn đời của ông cha. Đến thời hiện đại, ngay sau khi giành được độc lập, khai sinh ra nước dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điểm quan trọng trên hành trình dựng nước và giữ nước “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Văn hóa phong tục với sức sống lâu bền, được tôn trọng như một thứ luật bất thành văn, đâu chỉ là thành tố cuộc sống mà còn là nền tảng, là cội rễ sức mạnh để dân tộc đi qua chiến tranh, đồng hóa, vượt qua bao gian nan, thử thách. Cũng bởi vậy, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời cuốn sách “Văn Hoá Phong Tục”
Cuốn sách gồm 46 bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh trong văn hóa phong tục của đất nước, của thủ đô Hà Nội như “Tục thờ cúng tổ tiên; Lễ tịch điền; Đền Hùng – Nơi hội tụ tâm linh dân tộc; Nghệ thuật uống trà; Lăng mộ các vua nhà Lý; Phong tục Hà Nội; Phố cổ Hà Nội; Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Chùa Một cột; Nghệ thuật hát Ả đào” Đó có thể là những vấn đề lớn mang tính đại thể đến những sự việc cụ thể trong cuộc sống đời thường hoặc là những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống hiện nay nhưng cũng có nhiều câu chuyện dù xưa mà chưa cũ trong đời sống, qua thời gian vẫn nguyên giá trị thời sự.