Nhà Giáo Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian Chu Xuân Diên

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 0

Thông tin:

Nhà Giáo Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian Chu Xuân Diên

Tác phẩm do nhóm tác giả là học trò của PGS-NGƯT Chu Xuân Diên tổ chức biên soạn, gồm: PGS-TS Lê Quang Trường, TS La Mai Thi Gia, TS Lê Hồng Phong, TS Phan Xuân Viện, TS Hồ Quốc Hùng, TS Lê Thị Thanh Vy. Sách dày 512 trang, gồm 2 phần: Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên: Một số công trình tiêu biểu, in lại những tác phẩm nghiên cứu giá trị vượt thời gian của ông; Nghĩ về thầy, nghĩ về nghề với gần 30 bài viết của đồng nghiệp và học trò về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

PGS-NGƯT Chu Xuân Diên sinh năm 1934 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp ngành Ngữ văn Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội khóa đầu tiên (1956-1959) và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy văn học dân gian. Năm 1984, ông được Nhà nước phong học hàm PGS, sau đó là NGƯT. Đến năm 1986, PGS-NGƯT Chu Xuân Diên chuyển vào Nam giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp TPHCM cho đến khi nghỉ hưu năm 2000. Tiếp đó, ông được mời làm Chủ nhiệm Khoa Văn hóa học, Trường ĐH Văn Hiến, góp phần gầy dựng khoa này từ ngày đầu còn nhiều khó khăn.

Chu Xuân Diên hợp cùng Đinh Gia Khánh thành “cặp đôi” nổi bật về nghiên cứu folklore học của thế hệ sau năm 1954. Vừa giảng dạy vừa nghiên cứu, PGS-NGƯT Chu Xuân Diên đã xuất bản hơn 20 công trình, tiêu biểu như: Giáo trình văn học dân gian (biên soạn chung, 2 tập - 1972, 1973); Tục ngữ Việt Nam (biên soạn chung - 1975); Sáng tác thơ ca dân gian Nga (dịch chung, 2 tập - 1983); Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (biên soạn chung - 1987); Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học (1989); Văn hóa dân gian (folklore) và phương pháp nghiên cứu liên ngành (1995); Cơ sở văn hóa Việt Nam (2002)…

GS-TS Nguyễn Xuân Kính, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nhìn nhận: “Điều dễ nhận thấy là, trong hơn 40 năm qua, cùng với bước đi của ngành, PGS-NGƯT Chu Xuân Diên luôn luôn là một trong số ít người đứng ở vị trí đề xuất hoặc góp phần giải quyết những vấn đề lý luận về văn học dân gian nói riêng, về văn hóa dân gian nói chung. Ông thuyết phục mọi người bằng vốn tri thức phong phú, bằng sự cập nhật những thông tin mới”.