Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 48-2023

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 0

Thông tin:

KTSG số 48-2023: Dự báo kinh tế năm 2024

Các chuyên gia của Goldman Sachs đánh giá, đà tăng của chứng khoán Mỹ sẽ tập trung chủ yếu vào nửa cuối năm 2024. Những bất ổn liên quan đến cuộc bầu cử tại Mỹ sẽ hạn chế tâm lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Đến giai đoạn cuối năm, lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed và việc những bất ổn liên quan đến bầu cử được giải quyết, sẽ nâng giá cổ phiếu tại Phố Wall…

Để tận dụng thời cơ thì hành lang pháp lý phải thông (mục Ý kiến): Chính phủ đã ban hành Nghị định 73 Khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Sẽ thành lập quỹ hỗ trợ để thu hút nhà đầu tư chiến lược (An Nhiên): Theo quyết định của Quốc hội, Việt Nam sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024; đồng thời dùng nguồn thu này để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước ở một số lĩnh vực.

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai? (TS. Võ Đình Trí): Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, cả đang phát triển và đã phát triển. Thế nhưng thực tế của viễn cảnh này ra sao? Các nước đang phát triển có bị “chèn ép” trong chuyện này?

Chỉ số sức khỏe của doanh nghiệp đang lao dốc (Bùi Trinh): Sách trắng về doanh nghiệp Việt Nam 2022 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2021 chỉ có 83-85% số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, trong số đó gần 42% doanh nghiệp lỗ, gần 19% doanh nghiệp hòa vốn và chỉ có 39% doanh nghiệp có lãi.

Giá vàng tăng vọt có gây áp lực lên tỷ giá? (Triệu Minh)Dẫu biết rằng thị trường vàng trong nước đã gần như cắt đứt sự liên thông với giá vàng quốc tế từ lâu, nhưng mức chênh lệch “khủng” như vậy khiến những người ưa chuộng vàng nhất cũng buộc phải nghi ngại.

Luật cần áp đặt việc cho rút bảo hiểm xã hội (Trương Thanh Đức): Bảo hiểm xã hội là một chính sách rất lớn, quan trọng nhất về an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi trực tiếp cho hàng chục triệu người lao động và quyền lợi gián tiếp cho gần như toàn dân. Vì vậy, việc bắt đóng hay cho rút tiền bảo hiểm xã hội thì cũng đều phải vì mục tiêu cao nhất là an sinh xã hội, vì quyền lợi của số đông người lao động, bảo đảm lợi ích và mục tiêu chung.

Đại biểu Quốc hội: Chỉ nên giữ chân người lao động bằng các lợi ích, không nên đặt ra các hạn chế (Hải Phong): Thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng, bảo hiểm xã hội một lần là quyền lợi chính đáng của người lao động. Nhà nước chỉ nên giữ chân người lao động bằng các lợi ích, thay vì cấm đoán, ngăn chặn.

KTS. Đào Ngọc Nghiêm: Hà Nội bước đầu làm “công nghiệp văn hóa”… (Hoàng Hạnh): Xu hướng công nghiệp văn hóa đang ngày càng mạnh mẽ và có nhiều sáng tạo, là một định hướng mới trong phát triển. Song đối với các đô thị có quá trình phát triển lịch sử hàng ngàn năm, vấn đề là phải đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn phát triển và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Có như vậy, các đô thị này mới đạt tới mức phát triển bền vững.

VN-Index liệu đã thoát xu hướng đi ngang trong biên độ rộng? (Thanh Thủy): Nhà đầu tư ngắn hạn nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục, duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng, tránh mua đuổi trong các phiên tăng nóng. Với các nhà đầu tư trung và dài hạn, những phiên giảm sâu bất ngờ của thị trường sẽ là cơ hội tốt để tiếp tục tích lũy cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt.

Kỳ vọng gì ở nhóm cổ phiếu cảng biển? (Linh Trang): Những tín hiệu tích cực về giá và thanh khoản của nhóm cổ phiếu cảng biển trong thời gian gần đây cho thấy nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự khởi sắc của ngành này thời gian tới.

Những cổ phiếu miệt mài dò đáy (Triêu Dương): Trước xu hướng chung của thị trường, nhiều cổ phiếu sau khi tạo đáy vào tháng 11-2022 đã đi lên mạnh mẽ kể từ đó đến nay, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng có những cổ phiếu vẫn đang trên đường đi tìm đáy mới.

Bộ hãm phanh, mục tiêu tăng vốn và chính sách chia cổ tức (Thụy Lê): Nếu như những năm trước đây nhóm ngân NHTM gốc quốc doanh thường phải chia cổ tức bằng tiền mặt theo yêu cầu của cổ đông là Nhà nước, nhóm NHTM tư nhân thường cũng như hòa theo định hướng của cơ quan quản lý để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ, giờ đây dường như đang có sự đảo ngược…

Định hình lại siêu đô thị TPHCM (Trần Hương Giang): Dù muốn có những bước phát triển đột phá, nắm bắt các cơ hội từ thị trường quốc tế và thể hiện vai trò đầu tàu, TPHCM vẫn cần phải thực tế để cân nhắc đúng những nguồn lực về vốn, công nghệ và con người nhằm có những giải pháp không chỉ hiệu quả mà còn cần phải khả thi.

Tờ Economist dự báo 2024 (Nguyễn Vũ): Trong chuyên đề The World Ahead vào tuần trước, tờ Economist đưa ra nhiều dự báo cho nhiều lĩnh vực, trong đó có những dự báo liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán thế giới năm 2024 (Lạc Diệp): Hầu hết các chỉ số chứng khoán quan trọng trên toàn cầu được dự báo sẽ đạt mức tăng khiêm tốn trong năm tới, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương dần chuyển sang cắt giảm lãi suất một cách thận trọng.

Trung Quốc tiến tới siết chặt “dữ liệu quan trọng” (Phạm Sỹ Thành): Với việc dự thảo các quy định mới về kiểm soát chặt chẽ hơn nữa “dữ liệu quan trọng”, Trung Quốc đang đi xa hơn nữa trong việc phân loại và kiểm soát việc truyền – nhận dữ liệu qua biên giới – điều chắc chắn sẽ ảnh hưởng không chỉ tới hoạt động kinh doanh mà cả hoạt động nghiên cứu phát triển.

Cần phân biệt giữa bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo vệ đời sống riêng tư (Dương Kim Thế Nguyên – Đoàn Thị Phương Diệp): Bảo vệ quyền cá nhân dĩ nhiên là rất quan trọng, đặc biệt trong một xã hội tự do, tuy nhiên dữ liệu cá nhân ở tầm vĩ mô thì lại đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Do vậy nếu bảo vệ quá chặt chẽ dữ liệu cá nhân sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế.

Thấy gì qua làn sóng người Nhật thâu tóm các công ty thực phẩm Việt Nam? (Hồ Nguyên Thảo): Trong vòng ba tuần đầu của tháng 11 này, có ít nhất ba tin về việc các hãng buôn Nhật Bản mua lại cổ phần hay mua đứt 100% các công ty phân phối thực phẩm Việt Nam. Liệu sự trỗi dậy lần này của các doanh nghiệp Nhật Bản là lặp lại làn sóng Thái Lan mua lại các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2012 đến nay hay không?

Trợ lý ảo AI: trợ thủ đắc lực cho công việc (Lê Hoài Ân – Trần Thị Thu Uyên): Sự bùng nổ các ứng dụng có tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời gian gần đây đã cho phép con người cảm nhận sự hiện hữu của AI rõ ràng hơn trong công việc. AI từ phục vụ giải trí trở thành trợ thủ đắc lực trong công việc.

Giải cứu chợ truyền thống (Nguyễn An Nam): Người ta không cần đi đâu cả, ngồi nhà là đặt hàng là được giao tận nơi, từ gói xôi, mớ rau con cá cho đến chiếc ti vi… Chợ truyền thống không còn sức hút là điều hiển nhiên.

Đã đến lúc mở rộng cho doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài (Nguyễn Văn Phúc): Đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền có thể rà soát toàn bộ các quy định hiện nay về phạm vi hoạt động của doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, để từ đó có những điều chỉnh kịp thời, nhằm hướng đến sự phát triển chung của ngành dược Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga) thăm trang trại TH True Milk: “Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị” (Diễm Huyền): “Trực tiếp quan sát cách các bạn tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn tại Nghĩa Đàn, tôi rất tin tưởng vào TH và nhận thấy rằng những thành quả các bạn đạt được ngày hôm nay mới chỉ là sự khởi đầu – những thành công lớn lao hơn còn đang ở phía trước” – Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga nhận định.

Cần khôi phục mô hình chở khách linh hoạt (Mục Nhĩ): Một mô hình vận tải khách linh hoạt trong lòng đô thị đặc biệt như TPHCM với cả xe buýt mini là điều các nhà quản lý nên xem xét. Bởi vì, mối lo ngại lớn nhất về ô nhiễm, sự an toàn của dòng xe nhỏ này hoàn toàn có thể khắc phục bằng chính sách quản lý.

Khi nào “phá hủy” trở thành nghệ thuật? (Lê Vũ Vân Anh): 1.250 cuốn sách “1984” phiên bản đặc biệt của David Shrigley được bày bán với công chúng. Việc biến “Mật mã Da Vinci” thành “1984” đồng nghĩa với việc Shrigley phá hủy tác phẩm văn học của Dan Brown. Liệu hành động này có đang vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của tác giả “Mật mã Da Vinci” không?

Đất rừng phương Nam và hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm (Lê Hữu Huy): Dù phân tích ở góc độ nào đi chăng nữa, Đất rừng phương Nam vẫn là một tuyệt tác văn học dành cho thiếu nhi và với mọi đối tượng độc giả, nhà văn Đoàn Giỏi là người đã thám hiểm và giới thiệu với độc giả vùng đất mà không phải người Việt Nam nào cũng có thể đến sống và trải nghiệm. 

Người lưu giữ ký ức qua những chiếc mặt nạ tuồng cổ (Thanh Tâm): Hàng ngày chú vẫn đạp chiếc xe đạp cũ, không quản ngại nắng mưa, rong ruổi trên những con phố tấp nập xe cộ của Sài Gòn, chỉ để lưu giữ ký ức của mình về hát bội, về tuồng cổ qua những chiếc mặt nạ mà đã được chính chủ nhân gửi gắm rất nhiều tâm tư và tình cảm của mình trong đó. Thật đáng trân trọng biết bao!

Hoài niệm hoa (Trần Thanh Bình): Mùa này, chủ vườn ở làng hoa Gò Vấp, Củ Chi hay Thủ Đức, An Phú Đông (TPHCM) đã xuống giống các loại hoa để kịp cho chợ hoa Tết. Tất bật ủ luống và mầm hoa chờ tưới mỗi sớm, khi ban ngày nắng phương Nam đã… dày!

Nhân dân tệ kỹ thuật số có thể giúp Trung Quốc lật đổ đồng đô la không? (Nguyễn Phán): Trung Quốc đang tiến đến một kế hoạch thực tế hơn cho việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, tập trung vào những điểm mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và tài chính.

Trung Quốc lại muốn cứu “con bệnh” bất động sản (Song Thanh): Trung Quốc đang thúc đẩy ngành ngân hàng tăng cường cho vay nhằm vực dậy lĩnh vực bất động sản gặp nhiều khó khăn, trong đó khả năng cấp các khoản vay ngắn hạn không cần tài sản đảm bảo cho các công ty phát triển bất động sản đủ điều kiện, cũng đã được tính đến.

Mời bạn đọc đón xem!