Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 0
Lịch sử giá:
Thông tin:
Đối với nền y học cổ truyền từ ngàn xưa, Tổ tiên chúng ta đã có các nguyên tắc căn bản, khi muốn khám phá một căn bệnh, người Thầy thuốc phải tiến hành tuần tự các bước như sau:
Tứ chẩn:
1) Vọng chẩn: Nhìn ngắm, quan sát người và nơi có bệnh.
2) Văn chẩn: Lắng nghe tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở của bệnh nhân.
3) Vấn chẩn: Hỏi thăm những điều kiện để tìm ra nguyên nhân căn bệnh xảy ra chung quanh thức ăn, giấc ngủ, tâm lý, cuộc sống của bệnh nhân một cách tỉ mỉ.
4) Thiết chẩn: Dùng 3 ngón tay đặt đúng nơi quy định trên cổ tay để lắng nghe, cảm nhận tiếng mạch đập từ các nơi trong tạng phủ, để phân định nơi bệnh và tình trạng bệnh, để tránh sự lầm lạc, ngộ nhận.
Bước kế tiếp là luận bệnh, luận chứng qua các điều kiện hàn, nhiệt, hư, thiệt, nghịch, hãm,
Bước sau cùng là sử dụng thang phương dược tễ để tiến hành
Thật đúng là nghiêm mật và huyền nhiệm! Rất xứng danh với từ “Y Đạo”!
Nhưng rất tiếc, ngày nay có số đông Thầy thuốc lại đặt tay không đúng bộ vị của tạng phủ, xem hỏi bệnh nhân lao chao dăm ba câu, rồi tiến hành viết toa bốc thuốc.
Có nhiều khi còn dùng những vị có cùng tính hàn – nhiệt, thăng – giáng một lúc vào trong một bệnh, chẳng khác nào bước tới một bước, rồi bước lui một bước, thành ra bệnh cứ nằm ỳ không lui…! Rồi còn không biết hướng dẫn bệnh nhân những thức ăn cấm kỵ. Mặc Thầy thuốc ra công chữa, bệnh nhân cứ ra sức ăn thoải mái, giống như cháy nhà mà không dời vật dễ cháy. Cuối cùng cả Thầy thuốc lẫn bệnh nhân đều không hiểu tại sao? Chỉ cho rằng bệnh này hết thuốc chữa!
Sở dĩ có điều đáng tiếc xảy ra như thế, không phải là lỗi của người hậu học mà do sự ít quan tâm sâu sát của giới hữu trách về bối cảnh chung này. Đến như phần đông Thầy thuốc ngày nay cũng thế, dẫn đến càng ngày càng có nhiều y sinh môn y học cổ truyền sau khi tốt nghiệp ra trường đăng ký chữa bịnh bằng ngoại phương như châm cứu, chích lể, day ấn huyệt, sửa xương, cấy nhao (nhao thai), cấy chỉ, mà không dùng phương pháp bắt mạch, kê toa, bốc thuốc, vì lý do quá khó, không tiếp cận được!
Có thể hậu học vì thiếu tài liệu tra cứu, thiếu người đi trước định hướng qua các sách dịch cổ xưa và bình giảng sâu sát dễ nghe, dễ hiểu, và truyền đạt kinh nghiệm quý báu trong để dẫn dắt ban đầu, cho họ có thể làm vốn sống để bước qua những khó khăn cho các bước thành tựu sau này…
Cũng vì nỗi lo nền y học cổ truyền của ta sẽ càng ngày càng trở nên khập khiễng và mất đi giá trị quý báu trong như trên, cùng với niềm tự hào dân tộc về sau, khi được sánh vai với các nền y học văn minh thế giới, Sư Phụ tôi đã một mình mạnh dạn đứng lên thành lập nhóm Việt Nam Văn Hiến Y Đạo, tiến hành dịch và bình giải bộ Nội Kinh Tố Vấn đồ sộ 9 quyển trong vòng 10 năm mới hoàn tất bản thảo. Khi ấy lại gặp lúc đất nước hoàn toàn giải phóng với nghìn trùng khó khăn của nạn cấm vận. Toàn dân lâm vào cảnh nghèo đói, từ miếng cơm, manh áo, thậm chí
điện nước, đồ dùng nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm gần như bằng không. Chẳng ai còn lo chuyện xa xôi của những gì chưa đến, văn chương sách vở chẳng làm gì.