PHÁC THẢO MỘT LÝ THUYẾT HIỆN TƯỢNG HỌC VỀ CẢM XÚC
thumbnail
Truebooks Selected

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 0

Thông tin:

Phác thảo một lý thuyết hiện tượng học về cảm xúc
Tác giả: Jean - Paul Sartre

“Những năm 1930 là những năm tháng góp phần tạo lập nên triết gia Jean-Paul Sartre. Chịu ảnh hưởng từ Hussert, ông đã theo đuổi các nghiên cứu rồi sau đó quyết định, vào năm 1937, “cập nhật những ý tưởng của mình khi khởi thảo một cuốn sách lớn, La Psyche”. Cuốn sách này sau đó vẫn bỏ dở, nhưng ông quyết định tách ra phần mở đầu thành cuốn sách xuất bản năm 1939 có đầu đề Esquisse d'une theorie des emotions (Phác thảo một lý thuyết hiện tượng học về cảm xúc). Bản trình bày có tính chất bài giảng chuyên môn cao này đã tạo lập nên suy tư về tâm lý học của nhiều thế hệ học trò học triết ở bậc trung học hoặc ở bậc đại học. Xuất phát từ một phê phán đối với các lý thuyết tâm lý học cổ điển, Sartre đi đến việc định nghĩa cảm xúc như là một ”thể cách hiện hữu của ý thức", qua đó bày tỏ một cách công khai yêu sách của ông về hiện tượng học. Cách nhìn duy lý và có tính tổng hợp này đã báo hiệu những chủ đề quan trọng trong tư tưởng của Sartre".

Phác thảo một lý thuyết hiện tượng học về cảm xúc không đơn thuần là một chuyên khảo tâm lý học, mặc dù xét riêng về đề tài tâm lý học, cuốn sách này hữu ích cho các nhà nghiên cứu tâm lý học (phê phán các lý thuyết tâm lý học cổ điển) mà sâu xa hơn, cuốn sách là một sự tiếp thu và trình bày tư tưởng của Husserl theo hướng của chủ nghĩa chú giải, một sự “chuyển giao văn hoá”, có thể nói như vậy, từ hiện tượng học Husserl sang Pháp.

Phạm Anh Tuấn