văn hóa việt nam tìm tòi và suy ngẫm - GS Trần Quốc Vượng

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 7

Thông tin:

Có thể nói, cuốn sách “Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm” là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích tìm hiểu về văn hóa của dân tộc.

Cuốn sách dày gần 974 trang bao gồm các công trình đã công bố của GS. Trần Quốc Vượng. Bố cục của cuốn sách gồm 6 phần: "Những vấn đề chung", "Diễn trình văn hóa", "Văn hóa dân gian", "Nghệ thuật, Ứng xử" và cuối cùng là "Danh nhân". Trong đó phần "Văn hóa dân gian" và "Danh nhân" có dung lượng nhiều nhất. Nội dung bao quát từ khái niệm – công cụ; không/thời gian văn hóa, con người văn hóa đến các thành tố văn hóa.

 

Cuốn sách mang đến một cái nhìn bao quát theo nhiều cách tiếp cận từ chung đến riêng, thuận – nghịch giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc, khách quan, toàn diện về những vấn đề tưởng như vô cùng đơn giản, đã trở nên thân thuộc với mỗi người Việt Nam ta.

Trong mỗi chủ đề, thông qua việc diễn giải vấn đề cụ thể, tác giả sử dụng những hệ khái niệm được hiểu là những khái niệm công cụ, khái niệm chìa khoá dẫn dắt người đọc con đường khám phá chân lý khách quan và khái quát của lịch sử, văn hoá dân tộc.

Với cách viết rất riêng thâm thúy, khoáng đạt và thái độ tôn trọng sự đa dạng và khoan dung văn hoá, tác giả đã tiếp cận văn hóa Việt Nam quá khứ và đương đại theo nhiều chiều kích, thuận/nghịch; trong/ngoài; nội sinh/ngoại sinh… Những nghiên cứu lý thuyết, điền dã của tác giả về văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình nhận thức, tái nhận thức những vấn đề tưởng như khá cũ.

Phần Diễn trình văn hóa chỉ gói gọn trong 34 trang chủ yếu nói về văn hóa Đông Sơn và cái nhìn tổng quát về thế kỷ thứ 10 với văn minh nhân loại thế giới và Việt Nam, văn hóa Việt Nam cuối thời Trung đại. Văn minh thế giới và Việt Nam ở thế kỷ này được định tính là văn minh thôn dã hay văn minh nông nghiệp. Với cái nhìn tương quan với văn hóa phương Đông bao gồm văn minh Ấn Độ, Hồi Giáo. Ở Việt Nam, thế kỷ X mở ra với ba cha con họ Khúc, được định hình chắc chắn với Ngô Quyền và khép lại với Lê Hoàn, có thể nói thế kỷ của nhiều nhân cách lớn Việt Nam.

Một phần của Văn hóa dân gian cũng được dành cho thời lượng khá nhiều, hơn 200 trang. Tác giả khẳng định, văn hóa dân gian hay Folklore là một tổng thể phong phú và đa dạng với thành ngữ, tục ngữ, ca dao đầy bản sắc dân tộc khi cuộc sống được phản ánh dưới hình thức đơn giản, dễ hiểu nhưng độc đáo. Và quan điểm của GS Trần Quốc Vượng là “Mất dân gian là mất hồn dân tộc”. Nền văn hóa Việt Nam rất đa dạng, theo thời gian diễn triển, theo không gian gia đình – làng xã, vùng miền – tộc người… theo các mối giao thoa: hỗn chủng, đan xen, hỗn dung, tiếp xúc, biến đổi, biến dạng nhưng cuối cùng vẫn hội tụ - kết tinh và định hình một nền văn hóa: