Sách IRED Books - Học Thuyết Bergson (Le Bergsonisme) - Gilles Deleuze

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 4

Thông tin:

Tác phẩm: HỌC THUYẾT BERGSON” - Le Bergsonisme
Tác giả: Gilles DELEUZE
Biên dịch: Nguyễn Anh Cường | Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính
IRED BOOKS | NXB TRI THỨC

 

HỌC THUYẾT BERGSON

(Le Bergsonisme)

 

“Dẫu sao thì Bergson cũng không thuộc về những triết gia gắn triết học với sự minh triết và cân bằng của riêng con người. Khai mở ta với cái phi nhân và với cái siêu nhân (những thời tục cao hơn hay thấp hơn thời tục của ta…), vượt qua thân phận con người, đó mới là ý nghĩa của triết học, dẫu cho thân phận kết án ta phải sống giữa những hỗn hợp bị phân tích sai, và dù bản thân ta là một hỗn hợp bị phân tích sai.” (Chương I)

Gilles Deleuze (1925-1995) là một trong những tác giả hậu hiện đại quan trọng nhất trong thế kỉ XX. Ông phát triển một triết học về sự trở thành, giải cấu trúc và phê phán quyền lực. Các nghiên cứu của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy hậu hiện đại nói chung, bao gồm cả văn học, chính trị, điện ảnh, tâm lý học.

“Học Thuyết Bergson” khảo cứu hệ tư tưởng của triết gia quan trọng người Pháp vào đầu thế kỉ XX, Henri Bergson. Bergson đã đưa ra một cách hiểu hoàn toàn đột phá về vấn đề thời gian, khái niệm mà ông gọi là thời tục (la durée). Thời tục phân biệt với thời gian khách quan xét như là trải nghiệm trực tiếp của ý thức, mà không phải là một loại thời gian đã bị nhuộm màu trí tuệ, tức là một thời gian đã bị không gian hóa. Qua đó Bergson thiết lập thời tục như cái cơ chất mang tính bản thể của thực tại.

Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn đến các lý thuyết về sự sống, triết học tinh thần và mở rộng ra các ngành tâm lý học, sinh học, khoa học tự nhiên và nghệ thuật. Song hành với các bước tiến của khoa học hiện đại trong việc khảo sát không-thời gian, Bergson đã mong muốn xây dựng một siêu hình học bổ khuyết cho nền khoa học này. Cuối cùng, khảo luận này của Deleuze, vốn được cho là một trong những diễn giải quan trọng nhất về Bergson, đã góp phần khơi lại các quan tâm nghiên cứu về Bergson vào cuối thế kỉ XX, đồng thời cũng cung cấp một cách hiểu về chính tư tưởng của Deleuze.

Quyển sách trình bày theo trình tự: phương pháp trực giác, nối tiếp ba khái niệm chủ đạo (thời tục, kí ức và đà sống) bao quát cả hệ thống trong hơn một trăm trang. Qua đó Deleuze nhấn mạnh tính thống nhất và chỉ ra quan hệ giữa các chặng đường này. Trước một văn bản quá ẩn ước và cô đọng như vậy, người dịch có viết thêm các phần chú giải thêm cho từng chương.