Những Lá Thư Từ Hốc Cây Kỳ Diệu

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 2

Thông tin:

“Những lá thư từ hốc cây kỳ diệu” – tác giả Rebecca Lim và Kate Gordon

Cuộc sống của con người khi gần đến ngày tàn của thế giới sẽ như thế nào?

Bạn có tưởng tượng được không?

Người ta phải uống một thứ nước khử muối có màu nâu và mặn kinh dị đến nỗi không ai muốn dùng trừ khi thật khát. Và phải dùng một thứ gọi là rehydro để thay cho thức ăn.

Thế giới không còn màu xanh… Tan hoang, đổ nát, con người lay lắt sống tạm bợ như thể không có ngày mai.

Khi mà tất cả các hồ nước đã bốc hơi, không còn chim chóc, không còn gió mát… Bạn có tưởng tượng được không?

Nyx đã sống ở nơi như thế.

Cô bé không có bạn, và bố cô sắp sửa chuyển nhà đến một nơi ở mới, nơi cô sẽ không còn nhìn thấy cây thông cao vút duy nhất còn tồn tại đó nữa.

Nyx yêu cái cây đó. Cô bé coi nó là bạn tâm tình, viết một tờ giấy gửi gắm suy nghĩ của mình và đặt vào hốc trên cây.

Rồi cô nhận lại được một lá thư.

Hai người bạn cô đơn, hai người bạn tuyệt vọng tâm tình với nhau thông qua hốc cây ấy, về thế giới, về mọi thứ xung quanh, họ phát hiện ra một bí mật vừa kinh khiếp vừa diệu kỳ…

Cái cây nối liền hai thế giới, hai thời đại…

Liệu Nyx có cứu được thế giới đang dần biến mất của mình không?

Xúc động, đau khổ, tuyệt vọng và… diệu kỳ! Đó là cảm xúc khi bạn đọc cuốn sách này. Hãy đọc và cảm nhận, trân quý thời khắc hiện tại của thế giới chúng ta!

Cuốn sách “Những lá thư từ hốc cây kỳ diệu” dành cho mọi đối tượng độc giả yêu thích các tác phẩm văn học thể loại hư cấu phiêu lưu. Hai nhà văn nổi tiếng của Australia đã cùng nhau sáng tạo nên câu chuyện xúc động tuyệt vời này. “Những lá thư từ hốc cây kỳ diệu”, một câu chuyện thuần khiết, căng thẳng nhưng lại nhịp nhàng về tình bạn và sự sống còn kéo dài 70 năm… Thông điệp mạnh mẽ rút ra từ đó là hành động của chúng ta trong hiện tại có thể ảnh hưởng đến tương lai một cách sâu sắc và mỗi điều nhỏ nhặt đều có giá trị lớn lao.

Trích đoạn sách hay:

1.

Tôi không bao giờ muốn nói về những chuyện bị bắt nạt này trước mặt bố. Hồi nhỏ bố cũng bị bắt nạt, ông luôn dặn tôi rằng chỉ cần phớt lờ những đứa ấy và tiếp tục làm việc của mình. Ông nói điều này hiệu quả với ông, rằng bọn chúng dần dần sẽ chán ngán chuyện bắt nạt.

Nhưng mấy đứa ấy vẫn chưa chán đâu. Đã năm năm trôi qua mà bọn chúng vẫn chưa thấy chán. Như thể chúng đã “ghim” tôi từ ngày đầu tiên đến trường – vì tôi “dị”. Tôi sống trên ngọn đồi ở West Hobart.

Bố mẹ tôi sống thuận theo tự nhiên. Họ cũng là “mọt sách”. Trước khi bắt đầu đi học, tôi chưa bao giờ nhận ra có gì sai trái khi xem phim Chúa tể của những chiếc nhẫn ít nhất vài tháng một lần. Tôi chưa bao giờ biết rằng việc nuôi ong và tự làm đồ ăn trưa bằng mật ong và sáp ong là chuyện lạ.

Những đứa con gái đó cho tôi biết, theo cách rất chắc chắn, rằng cuộc đời mà tôi đã sống lẫn con người tôi đều rất lập dị.
Bộ đồng phục mặc lại của người khác và mái tóc tự cắt của tôi trông thật thảm. Cặp kính cũng làm cho mặt tôi trông như mặt con ếch. Chuyện tôi hơi lãng tai và đôi khi phải yêu cầu thầy cô nhắc lại… thật quái đản.

Tôi là đứa lập dị.

2.

Tôi vẫn còn sốc đến đến nỗi tay run bắn lên, những dòng chữ cũng theo đó mà nghiêng ngả, cẩu thả theo. Việc chuyển nhà đã được hoãn lại, tôi viết, những chữ cái nguệch ngoạc như chữ trẻ con.

Bên Movecorp không thể tới lấy các thùng đồ vì có con tàu đến Northland đã làm hỏng cầu Tasman1! Họ cho rằng bác tài đã uống say, hoặc dùng chất gây nghiện nên đã lái con tàu chở hàng thẳng qua một nhịp cầu. Người chết nhiều vô kể, thương lắm. Bao nhiêu là xe ô tô tự lái cứ lao thẳng từ hai bên đầu cầu rồi rơi tõm xuống nước, vì loạt xe trước thì biết dừng lại nhưng loạt xe phía sau lại cứ thế đẩy những xe phía trước tiến lên. Những người đi thuyền dưới sông kể lại rằng họ đã trông thấy hàng xe dồn nối tiếp nhau và rơi xuống nước. Hàng chục xe cả thảy.

Không người nào trong những chiếc ô tô này có thể phản ứng đủ nhanh hoặc kịp nhảy ra ngoài vì cửa xe không mở. Đây là một “thảm kịch quốc gia”, mọi người gọi vậy đấy.

Người ta vẫn tiếp tục tìm kiếm thi thể các nạn nhân. Con tàu đã bị cách ly tại cảng cho đến khi họ có thể tìm ra nguyên nhân vụ việc và xác định ai là người chịu trách nhiệm về tất cả những thương vong và thiệt hại này. Bố con tớ không thể chuyển nhà cho đến khi toàn bộ thảm họa này lắng xuống! Cậu có…

Tôi ngập ngừng đắn đo rồi viết vội. Cậu có muốn mình gặp nhau? Chỉ để nói chuyện thôi?