Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi - Good Strategy Bad Strategy - Giã Từ Những Ý Niệm Viển Vông Và Định Nghĩa Lại Về Chiến Lược

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 2

Thông tin:

I. AI NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY: 

  • Các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh, chính phủ hay bất kỳ lĩnh vực nào - những người cần làm đúng, cần tư duy và hành động có chiến lược
  • Các nhà hoạch định chiến lược
  • Những người quan tâm, nghiên cứu về chiến lược

II. TÓM TẮT SÁCH

Chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ định hướng doanh nghiệp đến an ninh quốc gia. Xây dựng và thực thi chiến lược là nhiệm vụ trọng tâm của người lãnh đạo. Tuy nhiên, chiến lược giờ đây chỉ là những lời hô hào nhàm chán, đến nỗi chúng ta chẳng buồn để tâm khi một nhà lãnh đạo hô vang khẩu hiệu và đề ra những mục tiêu hoành tráng rồi gọi đó là “chiến lược”. Khái niệm này đã trở nên mong manh đến mức các chuyên gia gắn nó với mọi thứ, từ những tầm nhìn không tưởng đến các quy tắc thẩm mỹ không liên quan. 

Khoảng cách giữa chiến lược tốt và mớ bòng bong của những thứ mà người ta gọi là “chiến lược” ngày càng lớn dần theo năm tháng. Cuốn sách này ra đời nhằm “thức tỉnh” chúng ta về sự khác biệt to lớn giữa chiến lược tốt và chiến lược tồi, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo cải thiện khả năng xây dựng chiến lược tốt.

Trong Chiến lược tốt và chiến lược tồi, Richard Rumelt đã định nghĩa một cách chính xác về “chiến lược”, chỉ ra những lầm tưởng của thế giới hiện đại về thuật ngữ đang được sử dụng một cách bừa bãi này. Thông qua những ví dụ được nghiên cứu kỹ lưỡng suốt hàng thập kỷ, từ câu chuyện của Apple, Wal-Mart, General Motors đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Chiến tranh Vùng vịnh hay Thế chiến thứ nhất, ông vạch trần những yếu tố khiến các nhà lãnh đạo rơi vào cái bẫy của “chiến lược tồi” và phân tích sức mạnh to lớn của một “chiến lược tốt”.

III. CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

  • Chiến lược tốt và chiến lược tồi là cuốn sách kinh điển về chiến lược do một tượng đài về chiến lược dày công nghiên cứu. Giữa một thế giới nơi “chiến lược” bị gán cho những ý niệm mơ hồ và viển vông, Richard đã đưa ra những quan điểm đầy sắc sảo và vạch trần sự thật không làm hài lòng số đông. Ông đã đưa “chiến lược” về đúng bản chất vốn có của nó: chiến lược là sự tổng hợp nhất quán từ những phân tích, ý tưởng, chính sách, tranh luận và hành động nhằm ứng phó với một thách thức mang tính rủi ro cao.
  • Tác giả Richard Rumelt là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế giới về chiến lược và quản lý. The Economist đã đánh giá ông là một trong 25 người còn sống có ảnh hưởng lớn nhất đến các mô hình quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Tờ McKinsey Quarterly mô tả ông là “nhà chiến lược về chiến lược” và là “một tượng đài về chiến lược”.
  • Cuốn sách phản ánh khả năng nắm bắt, tổng hợp và phân tích đáng kinh ngạc của Richard qua những giai thoại kinh điển về thế giới kinh doanh đương đại và lịch sử thế giới như Thế chiến thứ nhất, Chiến tranh Vùng vịnh, sự hồi sinh của Apple, đế chế Wal-mart,

IV. CÁC TRÍCH ĐOẠN HAY 

  • Sự phổ biến của chiến lược tồi đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Mang nặng mục tiêu và khẩu hiệu, chính quyền quốc gia ngày càng mất đi khả năng giải quyết vấn đề. Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp thông qua các kế hoạch chiến lược không khác gì mơ tưởng. Hệ thống giáo dục đặt ra nhiều mục tiêu và tiêu chuẩn nhưng lại khó nắm bắt và giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả. Phương pháp khắc phục duy nhất là chúng ta cần đòi hỏi nhiều hơn từ người lãnh đạo. Hơn cả uy tín và tầm nhìn, chúng ta phải đòi hỏi một chiến lược tốt.
  • Năm 1805, nước Anh phải đương đầu với một thách thức lớn. Napoléon đã chinh phục phần lớn châu Âu và lên kế hoạch xâm chiếm nước Anh. Song, để vượt qua eo biển Manche, ông cần giành quyền kiểm soát vùng biển từ tay người Anh. Ngoài khơi bờ biển phía tây nam Tây Ban Nha, hạm đội liên hợp gồm 33 tàu của Pháp và Tây Ban Nha đối đầu với hạm đội gồm 27 tàu của Anh. Thời đó, chiến thuật phổ biến là các bên sẽ duy trì đội hình hàng ngang và tiến hành bắn phá đối phương. Nhưng Đô đốc người Anh Lord Nelson đã có một chiến lược đầy tính toán. Ông chia lực lượng thành hai hàng dọc, đánh thẳng vào trung tâm phòng tuyến của đối phương theo hướng vuông góc. Các tàu dẫn đầu của Anh phải mạo hiểm tấn công, nhưng Nelson đánh giá rằng các xạ thủ Pháp-Tây Ban Nha thiếu kinh nghiệm sẽ không thể chế ngự cơn sóng lớn ngày hôm đó. Kết thúc trận chiến Trafalgar, Pháp và Tây Ban Nha mất 22 tàu, thiệt hại 2/3 lực lượng. Phía Anh không mất bất kỳ tàu nào. Nelson bị trọng thương và qua đời, trở thành anh hùng hải quân vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh. Với chiến thắng này, hải quân Anh đã duy trì sự thống trị trên biển trong suốt hơn 150 năm sau.

Thách thức của Nelson nằm ở tương quan lực lượng. Chiến lược của ông là mạo hiểm dùng những con tàu dẫn đầu nhằm phá vỡ thế gắn kết trong hạm đội của địch. Ông đánh giá, khi mất đi tính gắn kết, những thuyền trưởng người Anh giàu kinh nghiệm sẽ chiếm ưu thế trong cuộc hỗn chiến. Một chiến lược tốt luôn đơn giản và rõ ràng mà không cần biện giải qua hàng chục trang PowerPoint. Một chiến lược tốt không đến từ các công cụ “quản trị chiến lược”, ma trận, biểu đồ hay sơ đồ điền-vào-chỗ-trống. Thực tế, những nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ xác định một hoặc hai vấn đề trọng yếu – những điểm mấu chốt có thể tăng cường tính hiệu quả của hành động lên gấp bội – từ đó tập trung triển khai và dồn nguồn lực vào chúng.

Rất nhiều người đánh đồng chiến lược với tham vọng, khả năng lãnh đạo, “tầm nhìn”, hoạch định hay tính logic kinh tế của cạnh tranh, nhưng chiến lược không phải là bất cứ điều gì trong những khía cạnh này. Cốt lõi của việc xây dựng chiến lược luôn giống nhau: xác định các yếu tố quan trọng trong bối cảnh cụ thể, từ đó đề ra phương án phối hợp và tập trung hành động để giải quyết các yếu tố đó.

Nhiệm vụ hàng đầu của nhà lãnh đạo là xác định những thách thức to lớn đang cản trở quá trình tiến bộ của doanh nghiệp, từ đó tìm ra cách tiếp cận nhất quán để vượt qua. Chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ định hướng doanh nghiệp đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, chiến lược giờ đây chỉ là những lời hô hào nhàm chán, đến nỗi chúng ta chẳng buồn để tâm khi một nhà lãnh đạo hô vang khẩu hiệu và đề ra những mục tiêu hoành tráng rồi gọi đó là  “chiến lược”.