Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 10
Lịch sử giá:
Thông tin:
Tác phẩm: “VĂN MINH VÀ KHAI SÁNG” (Civilization and Enlightenment)
Tác giả: Albert M. Craig
Người dịch: Nguyễn Trung Kiên
IRED Books phát hành | NXB Tri Thức
VĂN MINH VÀ KHAI SÁNG CIVILIZATION AND ENLIGHTENMENT
Tư tưởng khởi nguyên của Fukuzawa Yukichi
(Nhà khai sáng vĩ đại thời Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản)
“Một cuốn sách quan trọng về nhà tư tưởng hàng đầu của Nhật Bản trong thế kỷ XIX. Để lần theo những nguồn gốc trong các tư tưởng của Fukuzawa và chỉ ra cho chúng ta rằng ông đã nhấn mạnh các khía cạnh cụ thể của tư tưởng phương Tây như thế nào và vì sao, Albert Craig đưa ra những nhận định sâu sắc và đầy xuất sắc về các áp lực kích thích sự thay đổi mà Fukuzawa đã thúc đẩy trong hành trình của Nhật Bản để đạt tới sự bình đẳng với phương Tây. Là công trình thành công một cách đầy ấn tượng, cuốn sách này là đóng góp nổi bật cho bộ môn lịch sử về giới trí thức và lịch sử Nhật Bản”.
- Fred G. Notehelfer, Đại học California, Los Angeles
“Xét về tầm quan trọng hàng đầu của Fukuzawa trong lịch sử tri thức và văn hóa của Nhật Bản hiện đại, tài liệu tiếng Anh về ông ít ỏi một cách đáng kinh ngạc, vì vậy, cuốn sách đầy hấp dẫn và trang nhã của Crag là một sự bổ sung đáng hoan nghênh. Bằng sự phân tích phong phú và tinh tế, Craig đã tái tạo lại cách đọc của Fukuzawa về các nhà tư tưởng khác nhau, từ Locke và những nhà tư tưởng hàng đầu của thời kỳ Khai sáng Scotland, Guizot và Buckle, cho đến các nhà địa lý học nổi tiếng của Hoa Kỳ. Tác giả đã đưa ra cảm nhận chân thực về kết cấu và giọng điệu của giai đoạn giữa thế kỷ XIX - của thế giới khi nó lần đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa – trong mối liên hệ với nhận thức của Fukuzawa”.
- Andrew Barshay, Đại học California, Berkeley
Cuốn sách này nói về một tư tưởng nảy sinh tại Scotland vào thế kỷ XVIII rồi sau đó du nhập vào Nhật Bản, nơi nó trở thành nền tảng của hệ tư tưởng cho sự thay đổi đầy cấp tiến. Tư tưởng đó là: tất cả xã hội đều đã tiến bộ, hoặc sẽ tiến bộ, qua các trạng thái từ “mông muội” đến “man di” và cuối cùng là “văn minh”.
Vào đầu thế kỷ XIX, một trạng thái khác, trạng thái “đã được khai sáng” đã được thêm vào lược đồ này để tính đến sự tiến bộ mà các xã hội phương Tây đạt được kể từ thời của những nhà tư tưởng Scotland ban đầu trong thế kỷ XVIII. Các quốc gia trên thế giới được xếp hạng theo vị trí của chúng trên nấc thang của sự tiến bộ này, và châu Âu đứng đầu. Sự tiến bộ từ trạng thái này sang trạng thái tiếp theo không nhất thiết phải ổn định. Một số khu vực trên thế giới quá hoang sơ để tạo ra nền tảng cho sự phát triển. Ngay tại những vùng có khí hậu ôn hòa, các xã hội đã đạt được một chút tiến bộ rồi dừng lại và chuyển hướng. Tuy nhiên, vì sự tiến bộ bắt nguồn từ bản chất không ngừng nỗ lực và phấn đấu của con người, nên sự tiến bộ đó không thể bị phủ nhận.
FUKUZAWA YUKICHI là nhân vật trung tâm, và ở một số khía cạnh nào đó, ông là nhân vật trung tâm duy nhất trong tư tưởng của người Nhật vào nửa cuối thế kỷ XIX. Vì vậy, các nhà nghiên cứu người Nhật đã viết hàng chục luận án, bài nghiên cứu và sách chuyên khảo về mọi khía cạnh tư tưởng của ông.
Điều mới trong cuốn sách này - và chắc chắn, “mới” là một thuật ngữ tương đối - là sự đánh giá tích cực về Fukuzawa như là nhà tư tưởng phương Tây và đồng thời như là nhà tư tưởng Nhật Bản. Trong suốt thời đại khi mà việc tiếp xúc với phương Tây mới chỉ bắt đầu, Fukuzawa đã tiếp xúc với những tư tưởng phức tạp của phương Tây một cách sâu sắc hơn và có cơ sở hơn so với hầu hết đồng bào của ông, và tìm thấy trong các tư tưởng đó những ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều so với chính những nhà tư tưởng hình thành nên chúng từ ban đầu. Ông đã sử dụng tư tưởng phương Tây về “các trạng thái lịch sử” làm căn cứ để vạch ra tiến trình tương lai của Nhật Bản, đồng thời làm căn cứ để phân tích quá khứ và hiện tại của đất nước này. Khi làm như vậy, ông đã mở rộng tư tưởng Khai sáng trên tinh thần duy lý theo hướng chưa được các nhà tư tưởng phương Tây khám phá, với nền tảng rộng lớn và cơ sở chặt chẽ hơn so với bất kỳ nhà tư tưởng ngoài phương Tây nào khác.