Thị trường - Chiến lược - Cơ cấu: Cạnh tranh về Giá trị gia tăng.

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 8

Thông tin:

Cho đến tận bây giờ, không ít doanh nhân và doanh nghiệp, lẫn học giả và cả trí thức lão làng lừng danh ở ta, vẫn hay nhầm lẫn cạnh tranh với giành giật thị phần, chèo kéo khách hàng, thậm chí là diệt trừ ráo trọi các đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy mà đã có lập luận vô cùng sai trái cho rằng cạnh tranh thì chẳng thể nào lành mạnh được. Đã kêu gọi cạnh tranh lành mạnh thì hẳn là bản chất của cạnh tranh phải hết sức bất lương và bất hảo.

Điều trên rất đúng khi kinh tế thị trường tư bản còn man rợ rừng rú, sơ khai. Nhưng cũng đừng khăng khăng đổ thừa bản tính kinh tế thị trường vốn quá man di, đầy luật rừng, khôn sống dại chết, mạnh được yếu thua, cá lớn xơi cá bé, cuộc chơi của ai thì kẻ đó sắp xếp cách chơi. Với sự văn minh và dân trí lẫn dân khí ngày càng được khai mở, ngày càng đòi hỏi tính nhân bản và nhân văn trong các hoạt động kinh tế thường nhật, thì cạnh tranh nhất thiết phải thẩm thấu càng sâu càng tốt thế nào là các giá trị gia tăng mang đến cho chính doanh nghiệp, lẫn người tiêu dùng, thị trường, cùng cộng đồng xã hội. Nói cho thật dễ hiểu: giá trị gia tăng là cái ta có được thêm khi ta đã chấp nhận đánh đổi cái gì. Bởi vậy mà giá trị gia tăng còn có tên gọi là giá trị cộng thêm, nghĩa là cái ta nhận phải luôn nhiều hơn cái ta chịu mất. Do vậy, giá trị gia tăng phải được cảm nghiệm từ hai phía: bán và mua, chế tác và tiêu dùng.

Chính vì vậy mà câu chuyện Định vị và Phát triển doanh nghiệp, hiểu cho thấu đáo là thế này: Định vị không chỉ đơn thuần là thống lĩnh thị trường với thị phần cao nhất có thể mà cơ bản là chiếm ngự một vị thế tối ưu nhất trong tâm trí người tiêu dùng để đa phần thường xuyên chọn mình chứ không chọn các đối thủ của mình. Do vậy, phát triển doanh nghiệp là phải làm cho thanh danh, tên tuổi của doanh nghiệp ngày càng được trân quý trong lòng khách hàng, để mở hướng tương lai không ngừng thênh thang cho doanh nghiệp. Tóm lại: chiến lược là nhân tố trung hòa, quán thấu được tính cân bằng lưỡng nghi của thị trường và cơ cấu trong thái cực đồ: thị trường là nơi chốn vẫy vùng, tung hoành của doanh nghiệp và cơ cấu là cách tổ chức tốt nhất cho sự vận hành của doanh nghiệp.