Việt Nam: Ngôi Sao Đang Lên Của Châu Á

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 33

Thông tin:

Thông tin sản phẩm

  • Công ty phát hành: Quảng Văn
  • Tác giả: Brook Taylor, Sam Korsmoe
  • Dịch giả: Lê Hồng Vân
  • Khổ: 14,5x20,5 cm
  • Độ dày: 1.73cm
  • Khối lượng: 600g
  • Số trang: 368 trang
  • Nhà xuất bản Hồng Đức
  • Bản quyền thuộc Quảng Văn
  • ISBN: 978-604-951-495-1
  • Code: 8 936056 790157
  • Giá bìa: 259.000 VNĐ
  • Thời gian phát hành: tháng 8/2024

Giới thiệu tác giả

Brook Taylor: Ông là CEO mảng Quản lý Tài sản tại Quỹ đầu tư VinaCapital. Ông đã có kinh nghiệm làm quản lý trong gần 20 năm, trong đó có 14 năm là đối tác cao cấp của các công ty kế toán tại Việt Nam. Trước đây, ông từng là Phó Giám đốc Điều hành của Deloitte Việt Nam. Ông cũng là Giám đốc của Andersen Việt Nam và đối tác kiểm toán viên cao cấp tại KPMG. Ông Taylor có chuyên môn kiểm toán tài chính, kiểm toán nội bộ, tài chính doanh nghiệp, thuế, lập kế hoạch kinh doanh và quản lý rủi ro hệ thống công nghệ thông tin. Ông là thành viên của Viện Kế toán Úc và New Zealand, đã nhận bằng Cử nhân Thương mại và Quản trị kinh doanh của Đại học Victoria-Wellington.

Sam Korsmoe: Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Yellowstone English/Environmental Studies Program International (YESPI) và Greater Yellowstone Adventure Series (GYAS). Ông sinh ra và lớn lên ở Great Falls, Montana. Ông sống và làm việc tại châu Á từ năm 1985 đến năm 2004. Ông từng xuất bản một cuốn sách lịch sử về Việt Nam có tên Saigon’s Stories. Ông có bằng Cử nhân Khoa học Chính trị tại Đại học Bang Montana và bằng Cử nhân ngành Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Washington.

Giới thiệu sách

Việt Nam: Ngôi sao đang lên của châu Á thể hiện những nghiên cứu cũng như quan điểm của các tác giả Sam Korsmoe và Brook Taylor về các vấn đề lịch sử, kinh tế, xã hội Việt Nam. Những điều đó được đặt trong sự so sánh với hai con rồng kinh tế của châu Á khác là Đài Loan và Hàn Quốc nhằm trả lời cho câu hỏi: “Liệu Việt Nam có thể đạt được tốc độ phát triển thần kỳ và trở thành Con rồng kinh tế của châu Á như hai quốc gia này hay không?” Cuốn sách so sánh nhiều khía cạnh bao gồm văn hóa, công nghệ, môi trường, chính trị, năng lực tài chính, đầu tư, nông nghiệ của Việt Nam với các nước này. Sách cũng nêu ra những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình phát triển, đồng thời đề xuất một số biện pháp để giải quyết những thách thức đó.

Mục lục

Chương 1: Giả thuyết – trình bày giả thuyết cơ bản của cuốn sách, “Việt Nam sẽ trở thành ‘con rồng kinh tế’ mới của châu Á, sẽ theo đuổi con đường tăng trưởng và phát triển giống với những ‘con rồng kinh tế’ trước đó là Hàn Quốc và Đài Loan (TQ)”, sau đó xác định các tiêu chí đo lường và kiểm định giả thuyết đó.

Chương 2: 2.000 năm đầu tiên – trình bày sơ lược về lịch sử Việt Nam, từ thời kỳ dựng nước đến thời cận hiện đại.

Chương 3: Tính cách người Việt Nam – bàn về những nét tính cách đã giúp người Việt Nam vượt qua các khó khăn và thách thức trong lịch sử, bao gồm ý chí kiên định và tư duy thực tế.

Chương 4: Mở cửa nền kinh tế – tập trung vào Việt Nam trong thời kỳ sau khi thực hiện chủ trương Đổi Mới, về những cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải khi mới bắt đầu gia nhập thị trường tự do.

Chương 5: Tự do thương mại – bàn luận sâu hơn về lý do khiến Việt Nam quyết tâm theo đuổi tự do thương mại, thông qua việc phân tích các số liệu kinh tế và xã hội.

Chương 6: Những người làm chính sách– trình bày sơ lược về bộ máy chính trị, về những định kiến và hiểu nhầm của thế giới về Việt Nam.

Chương 7: Con rồng kinh tế Việt Nam liệu có trỗi dậy? – tập trung vào việc trả lời hai câu hỏi: Câu hỏi thứ nhất là liệu có thể gọi Việt Nam là một con rồng kinh tế không. Câu hỏi thứ hai là con rồng kinh tế Việt Nam có tăng trưởng cũng như phát triển theo con đường của Hàn Quốc và Đài Loan (TQ) trong giai đoạn 1980 và 1990 không.

Chương 8: Lợi thế của những con rồng Châu á đầu tiên – phân tích thêm về Hàn Quốc và Đài Loan (TQ), về những điểm giống và khác nhau của hai nền kinh tế này trong giai đoạn 1980 và 1990 với Việt Nam hiện tại.

Chương 9: Việt Nam có gì? – bàn luận về những lợi thế mà Việt Nam có để phát triển kinh tế, ví dụ như nguồn nhân lực giá rẻ chất lượng cao, dân số trẻ, tỷ lệ đô thị hóa cao, tài nguyên thiên nhiên phong phú

Chương 10: các nghiên cứu điển hình – gồm sáu nghiên cứu điển hình, bàn luận về các vấn đề cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới:

  • Nghiên cứu điển hình số 1: Giáo dục
  • Nghiên cứu điển hình số 2: Công nghệ nhảy vọt
  • Nghiên cứu điển hình số 3: Vai trò của phụ nữ
  • Nghiên cứu điển hình số 4: Du lịch, ẩm thực, nghệ thuật và giấc mơ Thế vận hội
  • Nghiên cứu điển hình số 5: Nông nghiệp giá trị gia tăng
  • Nghiên cứu điển hình số 6: Công trình công cộng

Chương 11: Những rủi ro phía trước – những khó khăn và thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trên con đường trở thành một quốc gia có thu nhập cao, bao gồm sự bất bình đẳng giàu nghèo, tình trạng tham nhũng, bộ máy quan liêu, biến đổi khí hậ

Chương 12: Việt Nam năm 2050 – đưa ra kết luận về giả thuyết đã đặt ra ban đầu, đồng thời đưa ra dự đoán về tương lai của Việt Nam vào năm 2050.

Sách có ưu điểm là lối viết đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, đưa ra những số liệu trực quan để minh họa cho các vấn đề kinh tế, phát triển. Đây là một tác phẩm dành cho những người quan tâm và muốn tìm hiểu về Việt Nam hiện đại, hướng đến nhiều đối tượng độc giả đa dạng. Sách có cách tiếp cận vấn đề độc đáo, không chỉ dựa trên các số liệu khô khan, mà còn được kết hợp với các trải nghiệm của chính hai tác giả, những người đã có hàng chục năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, từ đó tạo nên một tác phẩm cuốn hút và có giá trị thực tiễn cao.