Khiêu Vũ Với Áp Lực ( Tặng Bookmark Sáng Tạo )
thumbnail
Bamboo Books Selected
thumbnail
Hệ Thống Nhà Sách Abc Selected
thumbnail
Nhà Sách Vĩnh Thụy Selected
thumbnail
Info Book Selected
thumbnail
Nhà Sách Trẻ Online Selected
thumbnail
Vbooks Selected
thumbnail
Times Books Selected
thumbnail
Alpha Books Official Selected

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 12

Thông tin:

Chúng ta đang sống trong thời đại của áp lực, khi mà mỗi ngày chúng ta đều phải trải qua cảm giác căng thẳng, chán nản. Nhưng chúng ta vẫn cố vượt qua vì chỉ một sơ sảy là mất việc như chơi.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Áp lực chính là kẻ thù của thành công, nó làm suy yếu hiệu suất công việc và khiến chúng ta gặp nhiều rủi ro dẫn đến thất bại. Quả thật như vậy, hiểm nguy mà áp lực gây ra vô cùng nguy hiểm khi chúng ta thì luôn nỗ lực để thể hiện bản thân còn công việc thì cứ nối tiếp chất chồng như núi. Và rồi những áp lực này bạn không biết trút ở đâu. Người thì mãi cố chịu đựng và trở thành tâm bệnh, người thì trút hết lên gia đình, lên người vợ hiền, lên những đứa con chẳng hề làm gì sai. Chẳng ai muốn điều này xảy ra, và xã hội này cũng thế. Giờ đây, bạn sẽ không còn ám ảnh với hai từ “áp lực” nữa vì đã có Khiêu vũ với áp lực.

Khiêu vũ với áp lực của Hendrie Weisinger & J.P Pawliw-Fry sẽ giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng cũng như tránh được những tác hại mà áp lực gây ra. Thế nhưng điều quan trong mà tác giả muốn nhấn mạnh với chúng ta là: Kiểm soát với áp lực không đồng nghĩa với việc bạn thành công. Mà nó chỉ đặt bạn vào một vị trí dễ dàng thành công. Qua đó bạn có thể làm việc tốt hơn trong khả năng của mình.
Quyển sách sẽ cung cấp cho chúng ta 22 giải pháp để vượt qua áp lực trong cuộc sống hằng ngày.

Thứ nhất, chúng ta vẫn luôn lầm tưởng nghĩ rằng áp lực như một mối đe dọa, một thử thách. Chính vì lối suy nghĩ này và gánh nặng áp lực vẫn luôn đè lên người bạn. Thế tại sao chúng ta không xem chúng như một người bạn và chào đón chúng. Theo một cuộc điều tra đã chỉ ra rằng: Những người nhìn nhận áp lực như mối đe dọa có xu hưởng mất dần sự tự tin, dẫn đến nỗi sợ thất bại và tệ hại hơn là đưa ra những hành vi, quyết định bốc đồng. Trái lại những người nhìn nhận áp lực như thử thách, một cơ hội thường sẽ có tỉ lệ thành công hơn sơ với nhóm người ở trên. Xem áp lực như một thử thách, bạn sẽ tập trung và dồn hết năng lượng để hoàn thành chúng một cách tốt nhất. Chính sự thoải mái khi làm việc sẽ tạo nên sự nhiệt tình giúp bạn vượt qua nỗi lo lắng và sợ hãi. Bạn sẽ tận hưởng niềm vui công việc bất chấp áp lực bủa vây.

Thứ hai, một thực tế là xung quanh chúng ta có rất nhiều cơ hội. Quan trọng là bạn đã tận dụng tối đa “nguồn tài nguyên” vô tận này như thế nào? Cùng mình điểm qua một số gương mặt đã phải trải qua rất nhiều cơ hội để thành công:

- Oprah Winfrey bị sa thải khỏi công việc đầu tiên của mình là một biên tập viên ở Baltimore.

- Steven SpielBerg bị từ chối nhiều lần bởi trường Đại học Nghệ thuật Phim ảnh Nam California

- J.K Rowling bị từ chối bởi 30 nhà xuất bản với cuốn sách viết về phù thủy trẻ.

Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội, hãy luôn không ngừng suy nghĩ về nó và cuộc sống của bạn sẽ ít áp lực hơn rất nhiều.

Thứ 3, giảm bớt tầm quan trọng của áp lực. Chúng ta càng cho rằng việc đó quan trọng sẽ càng làm cho bạn căng thẳng mà thôi.

Áp lực sẽ bóp méo các giác quan, khiến chúng ta đánh giá sai lệch tại thời điểm đó. Chính những đánh giá lệch lạc này thúc đẩy các hành vi bốc đồng và làm chúng ta khó thành công hơn.

Một minh chứng rằng, những đứa trẻ bị sức ép từ gia đình, yêu cầu cao về mặt điểm số thường rất áp lực, chán nản với việc học cũng như có hành vi gian lận cao hơn so với những đứa trẻ khác. Vô tình bạn đã đẩy con mình đi chệt hướng, dần dần tạo thành một thói quen không tốt ảnh hưởng đến tương lai sau này.

Thêm vào đó, bạn hãy luôn nhớ rằng chúng ta là những con người bình thường, vì thế đừng quá ôm đòm quá nhiều việc để không thể thực hiện, trái lại chỉ càng làm gia tăng áp lực cho bản thân. Chỉ tập trung vào những việc thật sự quan trọng trong cuộc sống, đừng cố tình phóng đại nó lên.

Thứ 4, tập trung vào nhiệm vụ. Chính điều này sẽ ngăn suy nghĩ mất tập trung cũng như giữ cho bạn đi đúng hướng và năng suất công việc sẽ đạt tối ưu. Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh với chúng ra “tập trung vào nhiệm vụ” khác với “tập trung vào kết quả”. Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn:

Tập trung vào kết quả sẽ đưa bạn đến những suy nghĩ, những lo lắng sẽ làm bạn bị phân tán, không thể tập trung vào công việc. Còn tập trung vào công việc lại tạo cho bạn một động lực, một nhận thức tốt để hoàn tành tốt công việc trong khả năng của mình.

Thứ 5, Dự đoán các điều bất ngờ có thể xảy ra. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho mình một tâm lí thật tốt, bảo vệ bạn khỏi những cú choáng đột ngột. Tim bạn sẽ không phải đập loạn xạ, một thái độ điềm tĩnh và tiếp tục công việc của mình thôi nào !

Cơ hội luôn ủng hộ những người có chuẩn bị.

Thứ 6, Tự tin về giá trị của bản thân là cách tốt nhất củng cố sức mạnh của “cái tôi”.

- Liệt kê các giá trị của bản thân và tầm quan trọng của chúng đối với bạn, để bạn biết rằng danh tính của bạn không gắn liền với công việc trước mặt.

- Liệt kê các thế mạnh của bạn. Thậm chí hãy dành ra một vài phút mỗi ngày để đánh giá chúng.

Thực hành thói quen trên thường xuyên, luôn tự tin vào bản thân để củng cố nhận thức cũng như gia tăng khả năng phục hồi từ thất bại của bạn. Bản thân tôi đã học được điều này và cảm thấy cuộc sống mỗi ngày không còn là chuỗi ngày chán nản và mệt mỏi nữa. Tôi biết thế mạnh của tôi nằm ở đâu và tôi luôn cố gắng tìm cách phát triển nó. Tôi chứng minh cho gia đình, bạn bè tôi là một người rất xứng đáng.
Thứ 7, Nhớ đến thời điểm hoàng kim của mình. Đây cũng là một cách củng cố niềm tin vào bản thân, chính những thành công trong quá khứ sẽ tạo ra những tình huống áp lực đòi hỏi bạn phải nổ lực hết sức trong một khoảng thời gian.

Bài tập tác giả đưa ra cho chúng ta:

- Lặp một danh sách những lần bạn đã thành công trong những tình huống áp lực.

- Ngồi trên một chiếc ghế thoải mái, điều tiết hơi thở của bạn về mức vừa phải.

- Sống lại những khoảnh khắc áp lực mà bạn đã vượt qua thành công, tập trung vào những điều bạn đã làm đúng trong mỗi tình huống.

- Kết thúc mỗi ký ức bằng cách nói rằng “Mình đã làm được.”

- Lặp lại quá trình này co đến khi bạn cảm thấy mình đang làm sống lại một thành công trong tình huống áp lực.

Hãy cùng mình thực hiện bài tập này để thấy sự thay đổi bất ngờ.