Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 5
Lịch sử giá:
Thông tin:
Combo 2 cuốn sách hay về Marketing: Marketing Để Cạnh Tranh + Bán Mà Như Không Marketing Thực Chiến Trong Thời 4.0
Marketing Để Cạnh Tranh
Châu Á là khu vực có dân cư đông nhất, chiếm hơn 60% dân số thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng khắp các quốc gia khiến cho nơi đây trở thành một thị trường sinh lời lớn. Ngoài ra, châu Á còn là một thị trường năng động, phát triển nhanh về mặt công nghệ và kỹ thuật số. Nghiên cứu của Google và Temasek cho thấy Đông Nam Á là khu vực phát triển internet nhanh nhất thế giới. Nền kinh tế internet ở Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ tăng 6,5 lần từ 31 tỷ đô la năm 2015 lên đến 197 tỷ đô la năm 2025. Như thế, dưới góc độ marketing, các nhà tiếp thị nếu muốn làm ăn thành công bất kể là trong nước, khu vực hay toàn cầu, đều cần phải hiểu được những gì đang diễn ra tại châu Á và những cơ hội mà châu Á có thể mang lại cho thế giới. Một hiện tượng đang diễn ra ở thị trường châu Á mà các nhà tiếp thị cần hết sức chú ý đó là cuộc cách mạng công nghệ số diễn ra nhanh chóng không chỉ thay đổi triệt để phạm vi mà còn cả bản chất của môi trường cạnh tranh nơi đây. Bối cảnh cạnh tranh ở châu Á ngày càng khó khăn và phức tạp vì cuộc cách mạng công nghệ số đang tác động lên hành vi mua sắm của cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đem đến những công nghệ mang tính xáo trộn, những đối thủ cạnh tranh mới, đồng thời giúp những đối thủ cạnh tranh hiện có vượt ra khỏi những ranh giới cạnh tranh quen thuộc. Người tiêu dùng châu Á thì ngày càng thông thái hơn, kết nối nhiều hơn và có nhiều phương cách mới mẻ hơn trong lựa chọn, mua sắm và sử dụng sản phẩm lẫn dịch vụ. Trong quyển sách này, cha đẻ của ngành marketing hiện đại Philip Koter đã cộng tác với hai chuyên gia marketing đến từ châu Á là Hermawan Kartajaya từ Indonesia và Hooi Den Huan từ Singapore để cho ra đời tác phẩm Marketing để cạnh tranh - từ châu Á vươn ra thế giới trong kỷ nguyên người tiêu dùng số. Quyển sách này cho thấy mối quan hệ trong hoạt động marketing không còn chỉ mang tính hàng dọc một chiều nữa mà đã trở nên ngang hàng hơn giữa các bên.
Ngoài việc đưa ra những khái niệm và khung lý thuyết mới, quyển sách còn nêu lên vô số ví dụ thực tế về doanh nghiệp tại những quốc gia châu Á, từ đó làm sáng tỏ cách thức các công ty, tầm cỡ châu Á lẫn toàn cầu, cạnh tranh ra sao tại châu Á. Từ đó, mọi doanh nghiệp trên thế giới có thể rút ra bài học cho họ để làm thế nào có thể chinh phục được lý trí lẫn con tim của khách hàng châu Á, cả về mặt kỹ thuật số lẫn phi kỹ thuật số.
Bán Mà Như Không Marketing Thực Chiến Trong Thời 4.0
Bán hàng thời công nghệ 4.0
Đối với người tiêu dùng Việt tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống có một sự bất tiện mà ai cũng biết đó là việc khi đi mua sắm thì luôn phải tự vận chuyển hàng hóa về nhà dù chúng nặng hay nhẹ, dù trời mưa hay trời nắng… Nhưng hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của các ngành dịch vụ bán lẻ hiện đại thì các loại hình mua sắm trực tuyến chỉ với một cú click và món hàng bạn đã chọn sẽ được giao hàng tận nơi đã trở nên quá phổ biến. Có thể nói đó là một bước chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, những điều đó đã mang lại một lợi ích không hề nhỏ cho chính doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Vì vậy người tiêu dùng Việt Nam đã chẳng còn xa lạ gì với các mô hình kinh doanh kiểu mới như Uber, Grab (trong lĩnh vực giao thông, đi lại), Traveloka, Trivago, Airbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Tiki, Lazada, Sendo, A đây rồi!, Foody, (lĩnh vực thương mại điện tử)… và còn rất nhiều mô hình thành công khác từ việc ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào trong hoạt động kinh doanh cũng như đời sống kinh tế, xã hội… Chỉ với một cú click chuột khách hàng có thể làm mua được mọi thứ cần mua và làm mọi việc cần làm.
Bùng nổ hướng đi mới cho ngành bán lẻ thời 4.0
Cũng chẳng lạ gì khi nói thị trường Việt Nam được coi là một mảnh đất màu mỡ và hiện đang thu hút được khá nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư về các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội… Theo thống kê của “Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” do Công ty Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối với internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, đặc biệt là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau.