Sự Kiện Tôn Giáo

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 4

Thông tin:

Nhân loại đã trải qua thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, những gì đang diễn ra trong quan hệ tôn giáo và xã hội cho thấy loài người đang đứng trước nhiều thách đố cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tế.
Cùng với sự gia tăng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu hóa văn hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, các luồng di cư, người ta đã và đang nói đến toàn cầu hóa tôn giáo, những ngả đường mới của chủ nghĩa Hồi giáo, hiện tượng tôn giáo mới, tôn giáo và diễn biến hòa bình.
Là một nước phương Đông, người Việt Nam có một ” hệ thống tôn giáo” phong phú, lâu đời, đa dạng nhưng về mặt “tâm thức tôn giáo” thì người Việt Nam lại thuộc số những dân tộc không có thái độ cực đoan tôn giáo. Tâm thức tôn giáo ấy giúp người Việt Nam có thái độ cởi mở, mềm dẻo đón nhận nhiều luồng tôn giáo. Người Việt Nam cũng sớm có ý thức “Việt hóa” các tôn giáo ngoại nhập đi liền với quá trình kết hợp với “những tôn giáo tích hợp” bản địa mới nảy sinh từ đầu thế kỷ XX như đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo để tạo nên những giá trị văn hóa tôn giáo pha trộn một cách nhuần nhuyễn trong những giá trị chung của văn hóa dân tộc.