Giá khuyến mãi thay đổi sau
- h
- m
- s
Đã bán 6
Lịch sử giá:
Thông tin:
Unica - Tự Học Thổi Sáo Trúc Trong 21 Ngày
Đối tượng đào tạo
- Khóa học được thiết kế cho người học từ 16 tuổi trở lên đều dễ dàng học được.
- Đặc biệt những ai muốn học thổi sáo nhưng có ít thời gian hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu.
- Và bất kỳ ai có niềm đam mê và khao khát được thổi sáo, bạn đều có thể làm được, chỉ cần bạn một chút thời gian để luyện tập thực hành.
Bạn sẽ học được gì
- Cách chọn sáo trúc sao cho phù hợp và chất lượng nhất cho người mới học thổi sáo mà không cần tốn quá nhiều chi phí
- Kỹ năng cơ bản cần thiết để chơi sáo như: cách hít thở, cách luyện hơi, cách luyện ngón không cần sáo, cách cầm sao, cách đặt môi,phát âm, cách phi lưỡi, rung hơi...
- Tự tin trổ tài thổi sáo của mình trong những buổi văn nghệ
- Thể hiện tài năng với nhiều bản nhạc khác nhau
Giới thiệu khóa học
Vì âm thanh hay, dễ học, nhẹ nhàng sáo trúc đã trở thành một trong những nhạc cụ phổ thông nhất ớ châu Á.
Sáo trúc ngày nay có nguồn gốc từ cây sáo có lịch sử từ 7000 năm về trước. Loại sáo trúc ban đầu được làm từ một ống lau sậy ruột rỗng, khi có gió hoặc luồng hơi đi vào sẽ tạo độ rung, phát ra âm thanh. Nhờ vào sự cải tiến sáng tạo của các nghệ nhân mà từ một ống lau sậy đơn giản đã trở thành một cây sáo trúc có thể hòa tấu, độc tấu, và trở thành một môn nghệ thuật như ngày nay.
Trước đây sáo trúc chỉ tồn tại ở các vùng nông thôn, làng quê yên bình và học theo cách truyền miệng, nhưng ngày này, các nghệ nhân đã đưa nó thanh một bộ môn nghệ thuật được giảng dạy tại các trường văn hóa nghệ thuật, tiếng sáo trúc không chỉ đi vào lòng người dân Việt Nam mà còn theo chân các nghệ sĩ biểu diễn ở các sân khấu quốc tế.
Nội dung khóa học
Phần 1: Giới thiệu cơ bản về sáo trúc
- Bài 1: Giới thiệu về các loại sáo trúc
- Bài 2: Cách lựa chọn loại sáo trúc phù hợp
Phần 2: Những kỹ năng cơ bản cần thiết để chơi sáo
- Bài 3: Cách hít thở
- Bài 4: Cách luyện hơi
- Bài 5: Cách luyện ngón không cần sáo
- Bài 6: Cách cầm sáo
- Bài 7: Cách đặt môi
- Bài 8: Cách phát âm
- Bài 9: Cách xông hơi ( luyện tiếng sáo)
- Bài 10: Cách rung hơi
- Bài 11: Cách phi lưỡi
- Bài 12: Cách đánh lưỡi đơn
- Bài 13: Cách đánh lưỡi kép
Phần 3: Hướng dẫn cách luyện tập sáo trúc và ngón
- Bài 14: Cách nhận biết nốt nhạc trên Sáo ( Nhạc lý)
- Bài 15: Cách thực hiện các ngón vỗ
- Bài 16: Cách thực hiện các ngón vuốt
- Bài 17: Cách lấy hơi kịp thời
- Bài 18: Cách sử dụng và tập cùng máy nhịp
Phần 4: Áp dụng thực tế
- Bài 19: Trên đường chiến thắng
- Bài 20: Suối Nguồn
- Bài 21: Bèo dạt mây trôi (dân ca bắc bộ)
- Bài 22: Lý kéo chài (dân ca nam bộ)
- Bài 23: Tổng kết khóa học