Lãnh Đạo Luôn Ăn Sau Cùng (Tái Bản 2020)
thumbnail
Newshop Official Selected
thumbnail
Cá Chép Bookstore Selected
thumbnail
Times Books Selected
thumbnail
Nhà Sách Trẻ Online Selected
thumbnail
Tiệm Sách Hoa Hồng Selected
thumbnail
Zing Books Selected
thumbnail
Bamboo Books Selected
thumbnail
Hệ Thống Nhà Sách Abc Selected
thumbnail
Tiki Trading Selected
thumbnail
Thaihabooks Selected
thumbnail
Nhà Sách Vĩnh Thụy Selected
thumbnail
Info Book Selected
thumbnail
Nhà Sách Fahasa Selected
thumbnail
Tazano Official Store Selected

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 1

Thông tin:

Tại sao bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo? Vì bạn muốn được giữ vai trò chỉ đạo hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn nhân viên? Bạn muốn được thể hiện khả năng kiểm soát? Bạn muốn tạo ra giá trị? Tập trung vào tương lai? Là chính mình? Vì lợi nhuận? Có thể những lý do đó đều đúng. Nhưng ngoài những yếu tố trên, yêu cầu về trách nhiệm đối với nhà lãnh đạo cũng cao không kém.

Theo thống kê, 60% các công ty tại Mỹ đang phải đối mặt với việc thiếu hụt các tài năng lãnh đạo, khiến hiệu suất công việc bị giảm sút. Chỉ có 40% nhân viên hiểu được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của công ty; 43% nhân viên trung thành nhận được phản hồi hàng tuần từ sếp, và có đến 75% nhân viên nghỉ việc không vì công việc mà vì sếp. Những con số thống kê trên cho thấy vai trò của nhà lãnh đạo trong một công ty hay tổ chức là vô cùng quan trọng. Thành công của một doanh nghiệp, ngoài sự cố gắng phấn đấu của từng nhân viên thì giữ vai trò quan trọng vẫn là tài năng của nhà lãnh đạo.

Simon Sinek, tác giả của cuốn sách New York Times bestseller Lãnh đạo luôn ăn sau cùng(Leaders eat last), đã đúc rút lại trong cuốn sách một thông điệp đơn giản nhưng chính xác: “Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác dám mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và phát triển hơn, thì bạn là một nhà lãnh đạo.”

Bạn hãy thử tưởng tượng về một thế giới, nơi mà hàng ngày mọi người thức giấc, có cảm hứng đi làm, cảm thấy tin tưởng và được coi trọng ở nơi làm việc, và cuối ngày họ trở về nhà với cảm giác hài lòng với công việc.

Ngày nay, trong nhiều tổ chức thành công, những nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất đang tạo ra môi trường làm việc, trong đó mọi người kết hợp với nhau thành một nhóm hết sức tự nhiên để tạo ra những sản phẩm vượt trội.

Trong chuyến du lịch vòng quanh thế giới sau khi cuốn sách Bắt đầu với câu hỏi tại saođược xuất bản, Simon Sinek đã bắt đầu chú ý đến một vài nhóm trong một số công ty có thể tin tưởng nhau tuyệt đối, trong khi một số nhóm khác xuất hiện tình trạng đấu đá nội bộ, phân mảnh và cuối cùng thất bại. Ông đã tự hỏi lý do tại sao. Và sau cuộc đối thoại với một vị Tướng Thủy quân lục chiến, câu trả lời của ông là: “Lãnh đạo luôn ăn sau cùng”.

Trong môi trường quân đội, sẽ có những tấm gương điển hình đạt được thành công vang dội. Họ nhận được sự tôn trọng và khâm phục từ những người bên trong và bên ngoài tổ chức. Họ là người có lòng trung thành cao nhất và ít bị lay động nhất, là người có khả năng vượt qua bão tố và thách thức. Những tổ chức đặc biệt như vậy đều có một nền văn hóa mà ở đó những người lãnh đạo sẽ đưa ra sự che chắn, bảo vệ từ bên trên và những người ở dưới cũng bảo vệ cho cấp trên của họ. Đây là lý do mà họ sẵn sàng vượt qua khó khăn, chấp nhận hiểm nguy trong công việc. Và bất kỳ tổ chức nào cũng có thể làm được điều đó. Đó chính là sự đồng cảm.

“Khi con người phải xoay xở với những nguy hiểm bên trong thì khả năng đối mặt với những nguy hiểm từ bên ngoài tổ chức sẽ suy giảm”. Nghệ thuật lãnh đạo con người đích thực sẽ bảo vệ tổ chức khỏi những tranh giành bên trong tổ chức, những thứ rất có thể sẽ phá hỏng văn hóa doanh nghiệp. Khi chúng ta bảo vệ mình khỏi những người khác, thì chính tổ chức sẽ bị thiệt hại. Nhưng khi sự tin tưởng và tinh thần hợp tác phát triển trong tổ chức, chúng ta sẽ kéo mọi người gần nhau hơn và tổ chức sẽ được phát triển bền vững hơn.

Khi chúng ta phải đấu tranh để tìm niềm vui hay một cảm giác thân thuộc tại nơi làm việc, chúng ta sẽ mang cuộc đấu tranh đó về nhà. Những người có cơ hội làm việc tại những tổ chức, mà ở đó họ đối xử với người lao động như một người thực sự được bảo vệ chứ không phải nguồn lực để khai thác, thì đến cuối ngày họ trở về nhà với một cảm giác vui vẻ và lòng biết ơn. Đây là nguyên tắc cho tất cả chúng ta chứ không phải ngoại lệ. Sau khi làm việc, chúng ta cảm thấy được truyền cảm hứng, cảm thấy an toàn, biết ơn là những quyền lợi tự nhiên của con người mà chúng ta được hưởng, chứ không phải một điều sang trọng, xa xỉ mà chỉ những người may mắn mới tìm thấy.


Có nhiều bài học dành cho các nhà lãnh đạo và với vai trò là người dẫn dắt một tổ chức, nhà lãnh đạo ngày càng có nhiều vai trò hơn trong việc xây dựng văn hóa công ty, lãnh đạo nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc có sự bảo vệ từ “phía trên” để nhân viên yên tâm và tiếp tục cống hiến cho chính tổ chức đó. Một cách tự nhiên, con người sẽ sẵn sàng làm theo lãnh đạo do gắn bó về mặt tình cảm, trong khi người quản lý được cấp dưới vâng lời là do thẩm quyền chính thức được trao cho họ. Và kết quả, mọi người có xu hướng trung thành hơn với nhà lãnh đạo thay vì nhà quản lý. Đó chính là một nhà lãnh đạo thành công.

Mục lục:

Lời nói đầu

Phần 1: Nhu cầu về sự an toàn

Sự bảo vệ từ phía trên

Nhân viên cũng là con người

Cảm giác thân thuộc

Phải rồi, nhưng…

Phần 2: Các lực lượng hùng mạnh

Khi đủ là đủ

E.D.S.O

Chữ C (Cortisol) to lớn

Vì sao chúng ta lại có những người lãnh đạo?

Phần 3: Thực tế

Can đảm để làm điều đúng

Xe trượt tuyết trên sa mạc

Phần 4: Làm thế nào chúng ta tới được đây

Sự bùng nổ trước khi đổ vỡ

Thế hệ Bùng nổ dân số (Boomers) đều đã trưởng thành

Phần 5: Thử thách trừu tượng

Sự trừu tượng có thể giết bạn

Trừu tượng thời hiện đại

Quản lý sự trừu tượng

Mất cân bằng

Phần 6: Sự dư dả tàn phá

Bài học lãnh đạo 1: Văn hóa thế nào, công ty thế đó

Bài học lãnh đạo 2: Lãnh đạo thế nào, văn hóa thế đó

Bài học lãnh đạo 3: Lòng chính trực có quan trọng

Bài học lãnh đạo 4: Bạn bè có quan trọng

Bài học lãnh đạo 5: Lãnh đạo con người, không phải con số

Phần 7: Một xã hội nghiện ngập

Trung tâm những vấn đề của chính ta chính là chúng ta

Bất cứ giá nào

Một thế hệ trừu tượng hóa

Phần 8: Trở thành lãnh đạo

Chương trình 12 bước

Nỗ lực chung

Chúng ta cần thêm các nhà lãnh đạo

Lời cám ơn

Về tác giả

Giới thiệu tác giả:

Simon Sinek (09/10/1973)

Simon Sinek đang dẫn dắt một phong trào để truyền cảm hứng cho người khác làm những điều truyền cảm hứng cho họ.

Sinek còn là thành viên của tổ chức phi lợi nhuận RAND. Ông cũng tham gia giảng dạy môn Chiến lược giao tiếp cho các lớp cao học tại Đại học Columbia và tích cực tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và phi lợi nhuận. Ngoài thời gian đi giảng dạy khắp nơi trên thế giới thì ông sinh sống tại thành phố New York, Hoa Kỳ.