Đừng sợ lỡ cuộc chơi + Quyền tách khỏi đám đông

Giá khuyến mãi thay đổi sau

  • h
  • m
  • s

Đã bán 5

Thông tin:

Đừng Sợ Lỡ Cuộc Chơi - Quà tặng dành cho FOMO sapiens - những ai luôn bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình

Cứ năm phút, bạn lại kiểm tra mạng xã hội để chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ một sự kiện nào đó hay một thái độ, bình luận của ai đó trên dòng trạng thái của bạn? Khi đang tham gia một buổi tiệc, bạn lại tiếc nuối cuộc hẹn khác, sợ rằng mình có thể đã bỏ lỡ một điều gì đó hay ho?

Bạn lo điều mình chọn chưa phải là thứ tốt nhất? Bạn không ngừng bất an vì sợ người khác có trải nghiệm tốt đẹp hơn mình? Nếu những câu hỏi trên khiến bạn thốt lên: “Ồ! Chính là tôi đấy!”, thì không cần phải băn khăn nữa, bạn đích thị là một FOMO sapiens! 

FOMO tồn tại ở khắp mọi nơi. FOMO (Fear Of Missing Out - Nỗi sợ bỏ lỡ) diễn tả “cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn”, Patrick J. McGinnis - tác giả “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, đồng thời là người sáng lập ra định nghĩa FOMO - chia sẻ. Patrick tin rằng, vì luôn có cảm giác sợ bỏ lỡ đó, nên nhiều người luôn sống trong cảm giác lo âu, thấp thỏm, và dĩ nhiên là chẳng thể “dành nổi một vài phút để mơ mộng, cho phép bản thân cảm thấy thư thái, để tâm trí thảnh thơi, tự do tự tại và hạnh phúc”.

“Đừng sợ lỡ cuộc chơi” chính là một món quà giá trị dành tặng cho tất cả những ai là FOMO sapiens. Cuốn sách chứa đựng lược sử của FOMO, những phân tích chuyên sâu về FOMO dưới góc nhìn sinh học, văn hoá, công nghệ, hàng loạt các câu hỏi giúp bạn đọc tự đánh giá mức độ sợ bỏ lỡ của bản thân, và đặc biệt, cách ta có thể thoát khỏi nanh vuốt của FOMO.

Patrick đã từng thất bại rất nhiều lần vì FOMO. Anh từng đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm đối tác để cùng khởi nghiệp. Ngay cả khi đã tìm được tổ chức phù hợp, Patrick vẫn chần chừ về việc có nên đầu tư hay không, và hậu quả là anh đã để những cơ hội ấy tuột mất qua kẽ tay. Trạng thái sợ bỏ lỡ khiến Patrick hao tổn cả sức lực lẫn tâm trí. “FOMO tạo ra sự căng thẳng, nỗi bất an, lòng đố kỵ, thậm chí cả trầm cảm. Nó cũng đe dọa sự thành công trong công việc, và cám dỗ khi bạn đưa ra sự đầu tư chỉ dựa trên phỏng đoán”, Patrick nhấn mạnh.

Bên cạnh thuật ngữ phổ biến FOMO, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” còn giới thiệu thêm một khái niệm: FOBO (Fear Of a Better Option - Nỗi sợ còn có lựa chọn tốt hơn), “cảm giác thôi thúc bảo toàn giá trị bằng việc trì hoãn những kế hoạch vì nghĩ rằng sẽ có một phương án tốt hơn, triển vọng hơn thay thế”. Về cơ bản, FOMO hay FOBO đều đại diện cho nỗi sợ của con người - sợ bị bỏ lỡ và sợ còn điều khác tốt hơn cái mà mình lựa chọn - và cảm xúc chính là yếu tố thúc đẩy nỗi sợ đó hoặc thêm mãnh liệt, hoặc tiêu trừ đi.

Trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, Patrick trình bày những cách thức để chế ngự cả trạng thái FOMO lẫn FOBO, như Xác định các nhiệm vụ ưu tiên, và Đừng mất thời gian vào những điều nhỏ nhặt. Nhìn chung, bí quyết ở đây chính là Sự quyết đoán - Lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại.

“Nếu bạn kiên quyết trong lúc đánh bại FOMO và FOBO, bạn sẽ thoát khỏi những tiếng thì thầm trong đầu khiến bản thân loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn, và nhận ra điều bạn thật sự nên làm là lên kế hoạch và kiên trì đi theo hướng đã chọn”, Patrick chia sẻ.

Với giọng văn đơn giản cùng nhiều câu chuyện minh hoạ gần gũi, thực tế, “Đừng sợ lỡ cuộc chơi” hoàn toàn đủ sức thu hút bạn đọc từ những trang đầu tiên. Bạn sẽ nhìn thấy rõ căn nguyên của trạng thái sợ bỏ lỡ, bí quyết để chúng ta thoát khỏi những nanh vuốt của chúng, để từ đó, có thể thoải mái sống hạnh phúc theo cách của riêng mình.

“Dù là với những tiểu tiết trong cuộc sống hay với những giao lộ lớn của đời người, thì việc đưa ra quyết định cũng đều có thể gây căng thẳng và tốn nhiều công sức. Trong cuốn sách rất cần thiết và kịp thời này, Patrick J. McGinnis sẽ chỉ ra cho bạn tại sao chúng ta không nhất thiết phải khổ sở như vậy” - Kerry Kennedy, Chủ tịch của tổ chức Robert F. Kennedy Human Rights và tác giả sách bán chạy theo New York Times.

BOX

Patrick J. McGinnis là nhà văn, diễn giả, nhà đầu tư mạo hiểm, đồng thời là nhà sáng lập kiêm người dẫn chương trình của podcast FOMO sapiens. Ông đã nghĩ ra thuật ngữ FOMO (“Fear Of Missing Out”), và FOBO (“Fear Of a Better Option”). FOMO đã được đưa vào Từ điển Oxford vào năm 2013 và Patrick được giới thiệu là “cha đẻ” của hai thuật ngữ này trên các kênh truyền thông.

“QUYỀN TÁCH KHỎI ĐÁM ĐÔNG”

Niềm hạnh phúc đến từ việc bình thản bỏ cả những tham vọng của khối óc, lẫn sự bận bịu của trái tim

Chúng ta đều bị mắc bẫy bởi câu nói: “Hãy nỗ lực hơn nữa”. Đó là lý do vì sao không bao giờ chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Điều này giống như một người cực đoan luôn giữ vững tâm lý lạc quan, tẩy xóa những nỗi buồn và thương tổn khi nó xuất hiện.

Hạnh phúc là cảm xúc xuất hiện ở bên trong và mọi nỗ lực từ bên ngoài dễ làm chúng ta ảo tưởng về hạnh phúc. Điều đầu tiên để chạm đến hạnh phúc đó chính là tôn trọng tất cả mọi cảm xúc của chính mình và biết ơn tất cả mọi điều đến với chúng ta, dù đó là khổ đau hay vui vẻ. Bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của ánh sáng khi đã từng nằm im lìm trong bóng tối để biết nó là gì; u ám, tuyệt vọng là gì; nhưng quan trọng hơn cả là dám chân thật với cảm xúc của bản thân.

Chúng ta ai cũng muốn được hạnh phúc, và với mỗi người, những tiêu chí để có được hạnh phúc luôn khác nhau. Người thì cho rằng hạnh phúc sẽ đến từ việc giàu có, người thì lại nghĩ luôn khỏe mạnh thì đã là hạnh phúc. Tuy nhiên, oái oăm thay, nhiều lúc người ta đã có được thứ mà họ muốn, nhưng vẫn chưa cảm thấy đủ để hạnh phúc. Vậy, liệu hạnh phúc thực sự sẽ đến từ đâu: vật chất, sức khỏe, hay từ một yếu tố nào khác?

Hạnh phúc không phải là đợi cho đến khi bạn kiếm được thật nhiều tiền và có một cuộc sống ổn định; nó cũng chẳng phải là khi bạn đã trả hết các khoản nợ và sắm những món đồ mới; lại càng không phải là khi những đứa trẻ đều đã trưởng thành và tìm được bến đỗ bình yên cho riêng chúng. […] Hạnh phúc là khi bạn dừng lại những tham vọng, lẫn sự bận bịu của con tim; chỉ thả lỏng tâm trí và dùng toàn bộ cơ thể để cảm nhận mọi sự diễn ra quanh mình. Hay nói cách khác, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi “không làm gì” cả” - chia sẻ của tác giả Heejae Jung trong “Quyền tách khỏi đám đông”.

“Quyền tách khỏi đám đông” được xem như một cuốn cẩm nang, chứa đầy những bí kíp giúp người đọc khám phá những bí ẩn của hành động “không làm gì” – chính là giai đoạn quan trọng để biết chính mình, độ lượng với chính mình để tích góp năng lượng cho một hành trình mới. Tác giả đã chia sẻ những điều rất thú vị như  Không đặt mục tiêu 100 điểmBước đi theo tốc độ của riêng mình, hay Thử một ngày sống trọn con . Bên cạnh đó, Heejae Jung cũng bàn đến cách hóa giải những điều tiêu cực trong cuộc sống để chúng thôi làm bạn phiền lòng, như Không chán ghét một tôi rỗng túi và thoái chí, Chung sống với sai lầm, hay Dù mọi người can ngăn Từ đó, bạn sẽ tự mình nhận ra đâu mới là hạnh phúc thật sự, và làm thế nào để có được nó. 

Cuốn sách gồm 4 chương lớn, mở đầu bằng hồi ức của chính tác giả về những tháng ngày “không làm gì” khi còn trẻ, và giá trị của nó trong cuộc đời của bà. “Nghĩ lại thì nhờ đã đi qua những tháng ngày dường như không làm gì đó mới có được tôi của giờ phút này. Vì từng có lúc tự mình nhụt chí khi nghĩ đến bản thân về hưu, ngay trước khi thật sự sống một cách chân chính, nên hôm nay tôi mới có thể sống và viết những dòng này”, Heejae Jung nói. Phần tiếp theo cũng chính là phần trọng tâm của cuốn sách - những bí kíp, cũng như những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến quý độc giả trong việc kiếm tìm hạnh phúc trong cuộc sống.

Chương 1: Những điều ta không thể biết khi không dừng lại

Chương 2: Kỹ năng hạnh phúc không được dạy ở trường

Chương 3: Thời gian để chia tay với tôi của ngày hôm qua

Chương 4: Quyền không làm gì, một phát hiện hạnh phúc

Không giống như hầu hết những cuốn sách self-help khác, “Quyền tách khỏi đám đông” không thôi thúc độc giả phải mạnh mẽ vượt lên nghịch cảnh để tiếp tục tiến về phía trước, mà khích lệ bạn “không làm gì” để tận hưởng cuộc sống; không răn dạy bạn phải cống hiến cho công việc đến mức kiệt sức, mà khuyên bạn nên dành nhiều thời gian hơn để nuôi dưỡng nội tâm và khám phá những điều đẹp đẽ trong cuộc sống hằng ngày.

Với giọng văn mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo trong cách lập luận và dẫn dắt, kết hợp cùng với những câu chuyện có thật trong đời thường của những người nổi tiếng như danh họa Vincent Van Gogh, hay nhà thám hiểm nhân sinh người Đức Heidemarie Schwermer, tác phẩm “Quyền tách khỏi đám đông” đã chạm đến tâm can của những ai đang mãi tất bật, loay hoay tìm kiếm sự hạnh phúc, giúp họ hiểu ra rằng: để có được điều đó, họ không cần phải làm hết tất cả, mà là “tĩnh lặng” cảm nhận hiện tại, vì khi đó, họ mới thực sự được trải nghiệm những vẻ đẹp và phép màu của cuộc sống này.

Về tác giả:

Heejae Jung là một nhà văn người Hàn Quốc. Cô từng theo học chuyên ngành Văn học tại khoa Sáng tác Nghệ thuật, trường Đại học Chung Ang. Khi cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống bận rộn ở thành thị, cô đã quyết định đi du lịch từ các thành phố lớn đến tận những ngôi làng nhỏ trên dãy núi Himalaya để mở rộng tầm nhìn về thế giới. Đây cũng chính là cơ duyên để cô viết nên những tác phẩm được đánh giá là những tản văn sâu sắc, mang đầy những giá trị về cuộc sống, như Cầu mong bạn may mắnTôi đã học được tình yêu ở đóNgười lớn Trái đấtGặp gỡ Hoàng tử béCâu chuyện về đất nước Tây Tạng của trí tuệ chinh phục thế giới, Có lẽ đó là những gì tôi muốn nghe nhất, và giờ là Quyền tách khỏi đám đông.